Tìm hiểu ngành Y học dự phòng

551

Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Y học dự phòng bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Y học dự phòng và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

ngành y học dự phòng
Tìm hiểu ngành nghề Y học dự phòng

1. Thông tin chung về ngành

Ngành Y học dự phòng (Preventive Medicine) là một chuyên ngành trong y học cấp bậc đại học, trải qua đào tạo khoa học và thực tập với mục đích phòng ngừa, điều trị và giảm thiểu các bệnh tật, tình trạng sức khỏe xấu, và giữ gìn sức khỏe tốt cho cộng đồng.

Chuyên ngành này tập trung vào sức khỏe cộng đồng, nghiên cứu về y học dự phòng và xây dựng chương trình y tế cho cộng đồng.

Nhiệm vụ của các bác sĩ y học dự phòng:

  • Thực hiện các công tác theo chỉ đạo tuyển và nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu
  • Thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế
  • Khám và chữa bệnh thông thường
  • Tư vấn khám, chữa bệnh, điều trị dự phòng
  • Tham gia công tác nghiên cứu khoa học
  • Thông tin, giáo dục và truyền thông về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao và quản lý sức khỏe, đề xuất các biện pháp quản lý sức khỏe tại cộng đồng.

Mục tiêu đào tạo bác sĩ y học dự phòng:

  • Ngành Y học dự phòng đào tạo những cán bộ có ý thức, đầy đủ phẩm chất và kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học để có thể xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề về sức khỏe cá nhân, sức khỏe cộng đồng, có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ bản thân, đáp ứng được các nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân.

2. Các trường tuyển sinh ngành Y học dự phòng 

Các trường tuyển sinh ngành Y học dự phòng năm 2022 như sau:

3. Điểm chuẩn ngành Y học dự phòng

Điểm chuẩn ngành Y học dự phòng năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 19.0 – 24.85 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.

4. Các khối thi ngành Y học dự phòng

Ngành Y học dự phòng có thể xét tuyển theo các tổ hợp môn sau:

  • Tổ hợp xét tuyển B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • Tổ hợp xét tuyển D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • Tổ hợp xét tuyển D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • Tổ hợp xét tuyển A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • Tổ hợp xét tuyển A02: Toán, Vật lí , Sinh học

5. Chương trình đào tạo ngành Y học dự phòng 

Cùng tham khảo chương trình học ngành Y học dự phòng của trường Đại học Y dược TP HCM như sau:

Phần Nội dung học
I KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
1 Triết học Mác – Lênin
2 Kinh tế chính trị Mác – Lênin
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học
4 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh
6 Tiếng Anh 1
7 Tiếng Pháp 1
8 Tiếng Anh 2
9 Tiếng Pháp 2
10 Tiếng Anh chuyên ngành
11 Tiếng Pháp chuyên ngành
12 Tin học đại cương – Lý thuyết
13 Tin học đại cương – thực tập
14 Giáo dục thể chất 1
15 Giáo dục thể chất 2
16 Giáo dục thể chất 3
17 Giáo dục quốc phòng – an ninh
II KIẾN THỨC CƠ SỞ KHỐI NGÀNH
18 Vật lý – Lý sinh – Lý thuyết
19 Vật lý – Lý sinh – Thực hành
20 Hóa học đại cương
21 Hóa vô cơ và hữu cơ
22 Di truyền
23 Sinh học
24 Thực hành Sinh học
25 Tin học ứng dụng – lý thuyết
26 Tin học ứng dụng – thực hành
27 Xác suất – Thống kê – Lý thuyết
28 Xác suất – Thống kê – Thực hành
29 Tâm lý Y học – Lý thuyết
30 Tâm lý Y học – Thực hành
31 Y đức
32 Đại cương Y học dự phòng – Lý thuyết
33 Đại cương Y học dự phòng – Thực hành
34 Giáo dục sức khỏe – Lý thuyết
35 Giáo dục sức khỏe – Thực hành
III KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
A Kiến thức cơ sở ngành
36 Hóa sinh – Lý thuyết
37 Hóa sinh – Thực hành
38 Sinh lý bệnh – Lý thuyết
39 Sinh lý bệnh – Thực hành
40 Vi sinh – Lý thuyết
41 Vi sinh – Thực hành
42 Ký sinh – Lý thuyết
43 Ký sinh – Thực hành
44 Giải phẫu – Lý thuyết
45 Giải phẫu – Thực hành
46 Sinh lý – Lý thuyết
47 Sinh lý – Thực hành
48 Dược lý – Lý thuyết
49 Dược lý – Thực hành
50 Mô phôi – Lý thuyết
51 Mô phôi – Thực hành
52 Giải phẫu bệnh – Lý thuyết
53 Giải phẫu bệnh – Thực hành
54 Điều dưỡng cơ bản – Lý thuyết
55 Điều dưỡng cơ bản – Thực hành
56 Y học dựa trên bằng chứng – Lý thuyết
57 Y học dựa trên bằng chứng – Thực hành
58 Tổ chức và quản lý hệ thống y tế
59 Dịch tế học cơ bản – Lý thuyết
60 Dịch tế học cơ bản – Thực hành
61 Sức khỏe môi trường cơ bản – Lý thuyết
62 Sức khỏe môi trường cơ bản – Thực hành
63 Dân số học – Lý thuyết
64 Dân số học – Thực hành
65 Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm – Lý thuyết
66 Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm – Thực hành
B Kiến thức ngành/chuyên ngành
Kiến thức ngành học phần bắt buộc:
67 Sức khỏe nghề nghiệp cơ bản – Lý thuyết
68 Sức khỏe nghề nghiệp cơ bản – Thực hành
69 Nguyên lý quản lý và các kỹ năng quản lý cơ bản
70 Sức khỏe sinh sản
71 Y xã hội học và nhân học Y học – Lý thuyết
72 Y xã hội học và nhân học Y học – Thực hành
73 Phân loại bệnh tật và tử vong quốc tế
74 Nội cơ sở – Lý thuyết
75 Nội cơ sở – Thực hành
76 Ngoại cơ sở – Lý thuyết
77 Ngoại cơ sở – Thực hành
78 Nhi – Lý thuyết
79 Nhi – Thực hành
80 Phụ sản – Lý thuyết
81 Phụ sản – Thực hành
82 Truyền nhiễm – Lý thuyết
83 Truyền nhiễm – Thực hành
84 Sức khỏe học đường
85 Giám sát, phòng chống các bệnh truyền nhiễm – Lý thuyết
86 Giám sát, phòng chống các bệnh truyền nhiễm – Thực hành
87 Tiền lâm sàng/skillslab Y học dự phòng – Lý thuyết
88 Tiền lâm sàng/skillslab Y học dự phòng – Thực hành
89 Sức khỏe các lứa tuổi
90 Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm
91 Dịch tễ học bệnh không truyền nhiễm
Kiến thức chuyên ngành bắt buộc:
92 Dinh dưỡng ứng dụng trong lâm sàng và Y tế công cộng – Lý thuyết
93 Dinh dưỡng ứng dụng trong lâm sàng và Y tế công cộng – Thực hành
94 Giám sát, phòng chống bệnh liên quan đến môi trường, nghề nghiệp và học đường – Lý thuyết
95 Giám sát, phòng chống bệnh liên quan đến môi trường, nghề nghiệp và học đường – Thực hành
96 Nội bệnh lý 1 – Lý thuyết
97 Nội bệnh lý 1 – Thực hành
98 Nội bệnh lý 2 – Lý thuyết
99 Nội bệnh lý 2 – Thực hành
100 Ngoại bệnh lý – Lý thuyết
101 Ngoại bệnh lý – Thực hành
102 Sàng lọc, tầm soát, phòng chống bệnh mạn tính không lây và chấn thương – Lý thuyết
103 Sàng lọc, tầm soát, phòng chống bệnh mạn tính không lây và chấn thương – Thực hành
104 Y học gia đình – Lý thuyết
105 Y học gia đình – Thực hành
106 Thực hành cộng đồng 1 (năm ba)
107 Thực hành cộng đồng 2 (năm sáu)
108 Nghiên cứu định lượng – Lý thuyết
109 Nghiên cứu định lượng – Thực hành
Kiến thức chuyên ngành tự chọn
Các môn học về cộng đồng:
110 Các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe
111 Nghiên cứu định tính – Lý thuyết
112 Nghiên cứu định tính – Thực hành
113 Lập kế hoạch Y tế – Lý thuyết
114 Lập kế hoạch Y tế – Thực hành
115 Phân tích số liệu bằng STATA – Lý thuyết
116 Phân tích số liệu bằng STATA – Thực hành
117 Truyền thông sức khỏe và tiếp thị xã hội – Lý thuyết
118 Truyền thông sức khỏe và tiếp thị xã hội – Thực hành
119 Chương trình phòng chống HIV/AIDS
120 Quản lý dự án
121 Theo dõi và đánh giá các chương trình Y tế – Lý thuyết
122 Theo dõi và đánh giá các chương trình Y tế – Thực hành
123 Chương trình Y tế quốc gia
124 Quản lý tài chính và kinh tế Y tế
125 Chính sách Y tế
Các môn học về lâm sàng
126 Chấn thương chỉnh hình – Lý thuyết
127 Chấn thương chỉnh hình – Thực hành
128 Gây mê hồi sức – Lý thuyết
129 Gây mê hồi sức
130 Pháp y
131 Chẩn đoán hình ảnh – Lý thuyết
132 Chẩn đoán hình ảnh – Thực hành
133 Răng hàm mặt
134 Tai mũi họng
135 Mắt
136 Da liễu
137 Phục hồi chức năng
138 Nội thần kinh
139 Tâm thần
140 Ung bướu
141 Lao – Lý thuyết
142 Lao – Thực hành
143 Nội tiết – Lý thuyết
144 Nội tiết – Thực hành
145 Huyết học – Lý thuyết
146 Huyết học – Thực hành
147 Niệu
Học phần tốt nghiệp
148 Lý luận chính trị
149 Khóa luận tốt nghiệp

6. Việc làm ngành Y học dự phòng 

Ngành y học dự phòng cung cấp các dịch vụ sức khỏe dự phòng cho cộng đồng, bao gồm: kiểm soát bệnh tật và chống lại bệnh, tăng cường sức khỏe và chất lượng cuộc sống, giảm chi phí y tế. Các cơ hội việc làm trong ngành bao gồm: bác sĩ chuyên khoa y học dự phòng, giám định viên y tế, chuyên viên quản lý sức khỏe…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây