Truyền thông đại chúng là một lĩnh vực đa dạng và phát triển liên tục, với vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và giao tiếp đến khán giả rộng.
1. Thông tin chung về ngành
Ngành Truyền thông Đại chúng là một ngành học nghiên cứu và phát triển các kỹ năng liên quan đến truyền thông, giải trí và thông tin. Định hướng nghiên cứu chủ yếu bao gồm các lĩnh vực như: quảng cáo, truyền hình, báo chí, sản xuất phim và nội dung trực tuyến.
Ngành Truyền thông đại chúng có mã ngành là 7320105.
2. Các trường có ngành Truyền thông đại chúng
Danh sách các trường tuyển sinh ngành Truyền thông đại chúng cập nhật mới nhất năm 2023 như sau:
3. Các khối xét tuyển ngành Truyền thông đại chúng
Các tổ hợp xét tuyển có thể được nhiều trường sử dụng để xét tuyển ngành Truyền thông đại chúng cập nhật mới nhất năm 2023 như sau:
- Tổ hợp A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Văn
- Tổ hợp C15: Văn, Toán, Khoa học xã hội
- Tổ hợp D01: Văn, Toán, tiếng Anh
4. Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đại chúng
Dưới đây là chương trình đào tạo ngành Truyền thông đại chúng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
STT | Môn học | Tín chỉ |
I | KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG | 44 |
a | Khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh | 11 |
1 | Triết học Mác – Lênin | 3 |
2 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin | 2 |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 2 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 |
b | Khoa học xã hội và nhân văn | 15 |
Các học phần bắt buộc | 9 | |
6 | Pháp luật đại cương | 3 |
7 | Chính trị học | 2 |
8 | Xây dựng Đảng | 2 |
9 | Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn | 2 |
Các học phần tự chọn | ||
10 | Xã hội học đại cương | 2 |
11 | Địa chính trị thế giới | 2 |
12 | Tiếng Việt thực hành | 2 |
13 | Kinh tế học đại cương | 2 |
14 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 2 |
15 | Ngôn ngữ học đại cương | 2 |
16 | Tâm lý học xã hội | 2 |
17 | Quan hệ quốc tế đại cương | 2 |
18 | Lý luận văn học | 2 |
c | Tin học | 3 |
19 | Tin học ứng dụng | 3 |
d | Ngoại ngữ (chọn học tiếng Anh hoặc tiếng Trung) | 15/30 |
20 | Tiếng Anh học phần 1 | 4 |
21 | Tiếng Anh học phần 2 | 4 |
22 | Tiếng Anh học phần 3 | 4 |
23 | Tiếng Anh học phần 4 | 3 |
24 | Tiếng Trung học phần 1 | 4 |
25 | Tiếng Trung học phần 2 | 4 |
26 | Tiếng Trung học phần 3 | 4 |
27 | Tiếng Trung học phần 4 | 3 |
II | KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | 86 |
a | Kiến thức cơ sở ngành | 18 |
Các học phần bắt buộc | 12 | |
28 | Lý thuyết truyền thông | 3 |
29 | Pháp luật và đạo đức báo chí– truyền thông | 3 |
30 | Công chúng báo chí – truyền thông | 3 |
31 | Quan hệ công chúng và quảng cáo | 3 |
Các học phần tự chọn | 6/18 | |
32 | Quản trị báo chí – truyền thông | 3 |
33 | Xã hội học truyền thông | 3 |
34 | Truyền thông sáng tạo | 3 |
35 | Các loại hình báo chí | 3 |
36 | Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC) | 3 |
37 | Hệ thống thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế | 3 |
b | Kiến thức ngành | 28 |
Các học phần bắt buộc | 25 | |
38 | Nhập môn Truyền thông đại chúng | 3 |
39 | Tìm hiểu nghệ thuật | 3 |
40 | Kỹ thuật và công nghệ truyền thông đại chúng | 5 |
41 | Sáng tạo nội dung truyền thông đại chúng | 3 |
42 | Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đại chúng | 3 |
43 | Sản xuất quảng cáo | 3 |
44 | Thiết kế gói nhận diện thương hiệu | 3 |
45 | Thực tế chính trị – xã hội | 2 |
Các học phần tự chọn | 3/12 | |
46 | Truyền thông chính sách | 3 |
47 | Truyền thông doanh nghiệp | 3 |
48 | Truyền thông về giáo dục, khoa học và công nghệ | 3 |
49 | Truyền thông văn hóa – nghệ thuật | 3 |
c | Kiến thức bổ trợ | 11 |
Các học phần bắt buộc | 8 | |
50 | Tiếng Anh chuyên ngành Truyền thông đại chúng | 5 |
51 | Tổ chức hoạt động doanh nghiệp truyền thông | 3 |
Các học phần tự chọn | 3/12 | |
52 | Bản quyền và sở hữu trí tuệ | 3 |
53 | Tổ chức và an toàn thông tin | 3 |
54 | Xây dựng thương hiệu và hình ảnh | 3 |
55 | Quản trị truyền thông trong khủng hoảng | 3 |
d | Kiến thức chuyên ngành | 29 |
Các học phần bắt buộc | 23 | |
56 | Tổ chức và truyền thông sự kiện | 3 |
57 | Công nghiệp giải trí và biểu diễn | 3 |
58 | Dự án phát triển và ứng dụng sản phẩm truyền thông đại chúng | 3 |
59 | Thực tập nghiệp vụ | 4 |
60 | Thực tập tốt nghiệp | 4 |
61 | Sản phẩm tốt nghiệp/ Khóa luận tốt nghiệp | 6 |
Các học phần thay thế khóa luận | 6 | |
62 | Nghiên cứu thị trường truyền thông | 3 |
63 | Biên tập sản phẩm truyền thông đại chúng | 3 |
Các học phần tự chọn | 6/18 | |
64 | Kinh doanh sản phẩm truyền thông | 3 |
65 | Báo chí – truyền thông dữ liệu | 3 |
66 | Quảng bá phim và sản phẩm thời trang | 3 |
67 | Chương trình, chiến dịch truyền thông chính sách | 3 |
68 | Chương trình, chiến dịch truyền thông về giáo dục, khoa học và công nghệ | 3 |
69 | Chương trình, chiến dịch truyền thông văn hóa – nghệ thuật | 3 |
2. Việc làm Ngành Truyền thông đại chúng sau khi ra trường
Cơ hội việc làm trong ngành Truyền thông Đại chúng rất tốt vì đây là một lĩnh vực phát triển nhanh với nhiều công việc khác nhau.
Một số công việc có thể liên quan đến ngành Truyền thông Đại chúng bao gồm:
- Nhân viên quảng cáo.
- Nhân viên truyền thông.
- Biên tập viên.
- Nhân viên tạo nội dung.
- Nhân viên quản lý mạng xã hội.
- Nhân viên kinh doanh.
- Nhân viên báo chí.
Lương và cơ hội phát triển công việc cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm, chức danh và công ty mà bạn làm việc.