Tâm lý học là một trong những ngành học thuộc nhóm khoa học xã hội. Nếu bạn đang tìm kiếm những thông tin về ngành học này thì hãy tham khảo ngay nội dung dưới đây nhé.
1. Thông tin chung về ngành
Ngành Tâm lý học (Psychology) là một ngành nghiên cứu về tư duy và hành vi của con người. Nó bao gồm những nghiên cứu về những yếu tố tâm lý như cảm xúc, suy nghĩ, hành vi, và mối quan hệ giữa chúng với nhau và môi trường. Nó cũng tìm hiểu về các vấn đề tâm lý như tâm thần, tâm trạng, và rối loạn tâm lý.
Ngành Tâm lý học có mã ngành là 7310401.
Khi học ngành tâm lý học, các bạn sẽ được học cách đánh giá những tác động từ nhiều phía tới tâm lý của con người.
Ngoài ra, sinh viên ngành tâm lý học còn được trang bị các kỹ năng cần thiết để có thể vận dụng trong công việc sau này như sự kiên nhẫn, độ nhạy bén, cách ứng xử khéo léo, tư duy phản biện, khả năng phân tích cùng năng lực giải quyết vấn đề và quan trọng nhất chính là kỹ năng giao tiếp.
2. Các trường tuyển sinh ngành Tâm lý học
Các trường tuyển sinh ngành Tâm lý học năm 2022 như sau:
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Trường Đại học Lao động – Xã hội
- Trường Đại học Tân Trào
- Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
- Trường Đại học Đông Á
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGTPHCM
- Trường Đại học Sư phạm TPHCM
- Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM
- Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Trường Đại học Thủ Dầu Một
- Trường Đại học Lao động – Xã hội cơ sở 2
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
- Trường Đại học Hoa Sen
3. Điểm chuẩn ngành Tâm lý học
Điểm chuẩn ngành Tâm lý học năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 15.0 – 28.0 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.
4. Các khối xét tuyển ngành Ngôn ngữ Anh
Các khối thi có thể sử dụng để xét tuyển ngành Ngôn ngữ Anh như sau:
- Mã tổ hợp xét tuyển D01: Văn, Toán, tiếng Anh
- Mã tổ hợp xét tuyển C00: Văn, Lịch sử, Địa lý
- Mã tổ hợp xét tuyển A00: Toán, Vật lý, Hóa
- Mã tổ hợp xét tuyển A01: Toán, Vật lý, tiếng Anh
- Mã tổ hợp xét tuyển A16: Toán, Văn, KHTN
- Mã tổ hợp xét tuyển B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- Mã tổ hợp xét tuyển B04: Toán, Sinh học, GDCD
- Mã tổ hợp xét tuyển B05: Toán, Sinh học, KHXH
- Mã tổ hợp xét tuyển C14: Toán, Văn, GDCD
- Mã tổ hợp xét tuyển C15: Văn, Toán, KHXH
- Mã tổ hợp xét tuyển C19: Văn, Lịch sử, GDCD
- Mã tổ hợp xét tuyển C20: Văn, Địa lý, GDCD
- Mã tổ hợp xét tuyển D02: Văn, Toán, tiếng Nga
- Mã tổ hợp xét tuyển D03: Văn, Toán, tiếng Pháp
- Mã tổ hợp xét tuyển D04: Văn, Toán, tiếng Trung
- Mã tổ hợp xét tuyển D08: Toán, Sinh học, tiếng Anh
- Mã tổ hợp xét tuyển D09: Toán, Lịch sử, tiếng Anh
5. Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học
Khung chương trình học ngành Tâm lý học của trường Đại học Sư phạm TPHCM như sau:
Phần | Nội dung học |
I | KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
1 | Triết học Mác Lênin |
2 | Kinh tế chính trị Mác Lênin |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 | Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
6 | Thống kê cho khoa học xã hội |
7 | Môi trường và phát triển |
8 | Nhân học đại cương |
9 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
10 | Logic học đại cương |
11 | Xã hội học đại cương |
12 | Pháp luật đại cương |
13 | Lịch sử văn minh thế giới |
14 | Thực hành văn bản tiếng Việt |
15 | Kinh tế học đại cương |
16 | Tôn giáo học đại cương |
II | KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH |
17 | Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao |
18 | Tâm lý học đại cương |
19 | Tâm lý học thần kinh |
20 | Lịch sử Tâm lý học |
21 | Tâm lý học nhân cách |
22 | Tâm lý học phát triển |
23 | Tâm lý học nhận thức |
24 | Tâm lý học xã hội |
25 | Tiếng Anh chuyên ngành |
26 | Phương pháp nghiên cứu Tâm lý học I |
27 | Phương pháp nghiên cứu Tâm lý học II |
28 | Thống kê ứng dụng trong Tâm lý học |
29 | Đánh giá tâm lý |
30 | Tâm bệnh học |
31 | Tâm lý học gia đình |
32 | Tâm lý học tôn giáo |
33 | Tâm lý học sức khỏe |
34 | Tâm lý học giới tính |
35 | Tâm lý học pháp lý |
III | KIẾN THỨC NGÀNH ỨNG DỤNG |
Học phần bắt buộc | |
Module: Ứng dụng Tâm lý lâm sàng | |
36 | Kỹ năng tham vấn tâm lý |
37 | Các tiếp cận tham vấn trị liệu tâm lý |
38 | Nhập môn Tâm lý học Lâm sàng |
Module: Ứng dụng Tâm lý Tổ chức nhân sự | |
39 | Tâm lý học tổ chức – nhân sự |
40 | Tâm lý học lao động |
41 | Tâm lý học quản lý |
Học phần tự chọn | |
42 | Tâm bệnh học phát triển |
43 | Tham vấn học đường |
44 | Can thiệp và trị liệu tâm lý trẻ em |
45 | Thực hành lượng giá tâm lý |
46 | Năng động nhóm |
47 | Đào tạo và phát triển nhân sự |
48 | Xây dựng và quản lý dự án |
49 | Khóa luận tốt nghiệp |
IV | KIẾN THỨC BỔ TRỢ |
50 | Dự án cá nhân |
51 | Tư duy phản biệ |
V | THỰC TẬP VÀ KIẾN TẬP |
52 | Kiến tập |
53 | Thực tập |
6. Việc làm ngành Tâm lý học sau khi ra trường
Các cơ hội việc làm trong ngành tâm lý học bao gồm:
- Bác sĩ tâm lý
- Tư vấn tâm lý
- Giáo viên tâm lý
- Nghiên cứu tâm lý
- Chuyên viên HR
- Chuyên viên tâm lý xã hội
- Chuyên viên trợ lý tâm lý
- Chuyên viên tâm lý sức khỏe.