Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Sư phạm ngữ văn bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Sư phạm ngữ văn và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
1. Giới thiệu ngành Sư phạm ngữ văn
Ngành Sư phạm Ngữ văn (Mã ngành: 7140217) là ngành học đào tạo các cử nhân có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành văn học bao gồm kiến thức văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, ngôn ngữ tiếng Việt…) và chuyên môn nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng công tác giảng dạy môn ngữ văn tại các cấp học hiện nay.
Ngoài ra, cử nhân sư phạm ngữ văn còn có khả năng tư vấn, nghiên cứu và quản lý lớp học, có khả năng học và tự học.
2. Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm ngữ văn
Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm Ngữ văn năm 2022 như sau:
Khu vực miền Bắc
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
- Trường Đại học Tây Bắc
- Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN
- Trường Đại học Hải Phòng
- Trường Đại học Hùng Vương
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
- Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
- Trường Đại học Hồng Đức
- Trường Đại học Sư phạm Huế
- Trường Đại học Phạm Văn Đồng
- Trường Đại học Vinh
- Trường Đại học Quảng Bình
- Trường Đại học Quy Nhơn
- Trường Đại học Quảng Nam
- Trường Đại học Đà Lạt
- Trường Đại học Khánh Hòa
- Trường Đại học Phú Yên
- Trường Đại học Tây Nguyên
Khu vực miền Nam
- Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
- Trường Đại học An Giang
- Trường Đại học Thủ Dầu Một
- Trường Đại học Đồng Nai
- Trường Đại học Đồng Tháp
- Trường Đại học Sài Gòn
- Trường Đại học Trà Vinh
- Trường Đại học Tiền Giang
- Trường Đại học Cần Thơ
3. Điểm chuẩn ngành Sư phạm ngữ văn
Điểm chuẩn ngành Sư phạm Ngữ văn năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 19.0 – 27.75 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.
3. Các khối xét tuyển ngành Sư phạm ngữ văn
Các khối thi có thể sử dụng để xét tuyển ngành Sư phạm ngữ văn như sau:
- Tổ hợp xét tuyển C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
- Tổ hợp xét tuyển C14 (Văn, Toán, Giáo dục công dân)
- Tổ hợp xét tuyển C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
- Tổ hợp xét tuyển C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
- Tổ hợp xét tuyển C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
- Tổ hợp xét tuyển D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Tổ hợp xét tuyển D02 (Văn, Toán, tiếng Nga)
- Tổ hợp xét tuyển D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
- Tổ hợp xét tuyển D14 (Văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- Tổ hợp xét tuyển D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
- Tổ hợp xét tuyển D66 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
- Tổ hợp xét tuyển D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm ngữ văn
Khung chương trình học ngành Sư phạm Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng như sau:
Phần | Nội dung học |
I | KIẾN THỨC CHUNG |
1 | Triết học Mác – Lênin |
2 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
6 | Tin học đại cương (Tin học CN1) |
7 | Pháp luật đại cương |
8 | Giáo dục thể chất 1, 2 , 3, 4 |
9 | Giáo dục quốc phòng |
II | KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ NGÀNH |
10 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
11 | Dẫn luận ngôn ngữ học |
12 | Văn học dân gian Việt Nam |
13 | Hệ thống thể loại và ngôn ngữ văn học trung đại Việt Nam |
14 | Khuynh hướng văn học và loại hình tác giả văn học trung đại Việt Nam |
15 | Dẫn luận văn học Việt Nam hiện đại từ 1900 đến nay |
16 | Hệ thống thể loại và tác gia tiêu biểu văn học Việt Nam hiện đại 1900 – 1945 |
17 | Hệ thống thể loại và tác gia tiêu biểu văn học Việt Nam hiện đại từ 1945 đến nay |
18 | Nhập môn Lý luận văn học |
19 | Tác phẩm và thể loại văn học |
20 | Tiến trình văn học |
21 | Ngữ âm tiếng Việt |
22 | Từ vựng tiếng Việt trong hệ thống và trong sử dụng |
23 | Ngữ dụng học |
24 | Phong cách học tiếng Việt |
25 | Văn bản Hán văn Trung Quốc |
26 | Văn bản Hán văn Việt Nam |
27 | Chữ Nôm |
28 | Cơ sở ngôn ngữ văn tự Hán Nôm |
III | KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH HOẶC NGHIỆP VỤ |
29 | Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục đào tạo |
30 | Tâm lý học giáo dục |
31 | Giáo dục học |
32 | Thực hành tâm lý giáo dục |
33 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục |
34 | Giao tiếp sư phạm |
35 | Lí luận dạy học Ngữ văn |
36 | Phân tích và phát triển chương trình Ngữ văn nhà trường |
37 | Đánh giá trong dạy học Ngữ văn |
38 | Thực hành dạy học (tập giảng dạy tại trường sư phạm) |
39 | Phương pháp dạy học Ngữ văn 1 |
40 | Phương pháp dạy học Ngữ văn 2 |
41 | Kiến tập sư phạm |
42 | Thực tập sư phạm |
43 | Văn học Châu Á |
44 | Văn học Tây Âu – Mĩ |
45 | Văn học Đông Âu – Nga |
IV | HỌC PHẦN TỰ CHỌN |
46 | Giáo dục giới tính và phương pháp giáo dục giới tính |
47 | Tham vấn tâm lý |
48 | Đánh giá trong giáo dục |
49 | Phương tiện dạy học Ngữ văn |
50 | Đại cương mỹ học |
51 | PPL NCKH chuyên ngành (Ngôn ngữ học) |
52 | PPL NCKH chuyên ngành (Văn học) |
53 | Tiếp nhận văn học |
54 | Thơ xuôi Việt Nam hiện đại |
55 | Từ Hán Việt |
56 | Điển cố trong văn học trung đại Việt Nam |
57 | Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường |
58 | Tiếng Việt trong nhà trường |
59 | Phê bình văn học Việt Nam hiện đại |
60 | Tác phẩm văn học nước ngoài và những vấn đề văn học so sánh |
61 | Ngữ pháp văn bản |
62 | Ngôn ngữ học xã hội |
63 | Ngôn ngữ và văn hóa |
64 | Tham quan thực tế |
65 | Khóa luận tốt nghiệp |
5. Việc làm ngành Sư phạm ngữ văn
Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm ngữ văn thường có thể đảm nhiệm công tác giảng dạy và đào tạo bộ môn Ngữ văn tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và môn tiếng Việt ở cấp tiểu học.