Tìm hiểu ngành Sư phạm mỹ thuật

378

Nếu bạn có năng khiếu hội họa và ước muốn trở thành giáo viên, đứng trên bục giảng để giảng dạy cho học sinh thì Sư phạm Mỹ thuật là ngành học đặc biệt bạn nên tìm hiểu.

1. Giới thiệu ngành Sư phạm mỹ thuật

Sư phạm Mỹ thuật là ngành học đào tạo cử nhân sư phạm Mỹ thuật có đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cũng như phẩm chất về đạo đức để giảng dạy bộ môn mỹ thuật tại các trường THPT, đại học, các trung tâm mỹ thuật.

Cử nhân sư phạm mỹ thuật có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục và sáng tạo tác phẩm.

2. Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm mỹ thuật

Hiện nay có tương đối nhiều trường tuyển sinh ngành Sư phạm Mỹ thuật, chúng tôi đã tổng hợp danh sách chi tiết dưới đây:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Khu vực miền Nam

3. Các khối xét tuyển ngành Sư phạm mỹ thuật

  • Tổ hợp xét tuyển H00 (Văn, Năng khiếu vẽ 1, Năng khiếu vẽ 2)
  • Tổ hợp xét tuyển H07 (Toán, Hình họa, Trang trí)
  • Tổ hợp xét tuyển V00 (Toán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật)
  • Tổ hợp xét tuyển V01 (Toán, Văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật)
  • Tổ hợp xét tuyển V02 (Vẽ MT, Toán, Tiếng Anh)
  • Tổ hợp xét tuyển V03 (Vẽ MT, Toán, Hóa)

4. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm mỹ thuật

Khung chương trình học ngành Sư phạm Mỹ thuật của trường Đại học Sài Gòn như sau:

Phần Nội dung học
I KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Các học phần bắt buộc
1 Triết học Mác – Lênin
2 Kinh tế chính trị học Mác – Lênin
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học
4 Tư tưởng Hồ Chí Minh
5 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
6 Pháp luật đại cương
7 Tiếng Anh I
8 Tiếng Anh II
9 Tiếng Anh III
10 Giáo dục thể chất
11 Giáo dục quốc phòng và an ninh I
12 Giáo dục quốc phòng và an ninh II
13 Giáo dục quốc phòng và an ninh III
14 Giáo dục quốc phòng và an ninh IV
Các học phần tự chọn
15 Bóng bàn 1
16 Bóng đá 1
17 Bóng chuyền 1
18 Bóng rổ 1
19 Cầu lông 1
20 Bóng bàn 2
21 Bóng đá 2
22 Bóng chuyền 2
23 Bóng rổ 2
24 Cầu lông 2
II KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
Kiến thức cơ sở của ngành
Các học phần bắt buộc
25 Mỹ học
26 Cơ sở văn hóa Việt Nam
27 Phương pháp NCKH ngành Sư phạm mỹ thuật
28 Tâm lý học đại cương
29 Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam
30 Lịch sử Mỹ thuật thế giới
31 Nguyên lý thị giác
32 Luật xa gần
33 Điêu khắc
34 Giải phẫu tạo hình
35 Nghiên cứu chất liệu
36 Hình họa 1
37 Hình họa 2
38 Hình họa 3
39 Hình họa 4
40 Trang trí 1
41 Trang trí 2
Các học phần tự chọn
42 Tiếng Anh chuyên ngành Mỹ thuật
43 Nhiếp ảnh cơ bản
44 Tư duy biện luận và sáng tạo
Kiến thức ngành
Các học phần bắt buộc
45 Phương pháp dạy học Mỹ thuật 1
46 Phương pháp dạy học Mỹ thuật 2
47 Ký họa thực tế 1
48 Ký họa thực tế 2
49 TLH lứa tuổi TH và TLH Sư phạm
50 Tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục ở trường TH
51 Quản lý HNCC và Quản lý ngành Giáo dục – Đào tạo (TH)
52 Bố cục
53 Sáng tác 1
54 Sáng tác 2
55 Sáng tác 3
56 Tin học ứng dụng chuyên ngành Mỹ thuật 1
57 Thực hành sư phạm 1Đ
58 Thực hành sư phạm 2Đ
59 Thực hành sư phạm 3Đ
60 Thực hành sư phạm 4Đ
61 Thực hành sư phạm 5Đ
62 Phân tích chương trình giáo dục phổ thông môn Mỹ thuật
63 Thực tập sư phạm 1
64 Thực tập sư phạm 2
65 Khóa luận tốt nghiệp
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
66 Hình họa 5
67 Sáng tác 4
68 Tin học ứng dụng chuyên ngành Mỹ thuật 2

5. Việc làm ngành Sư phạm mỹ thuật

Các cử nhân Sư phạm Mỹ thuật sau tốt nghiệp sẽ đảm nhận các công việc phù hợp với chuyên môn như giảng dạy và đào tạo tại các trường trung học, trung cấp, cao đẳng nghệ thuật.

Ngoài ra, bạn còn có thể lựa chọn tiếp tục học cao lên và nghiên cứu về sư phạm mỹ thuật.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây