Tìm hiểu ngành Sư phạm Lịch sử

983

Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Sư phạm Lịch sử bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

nganh su pham lich su

1. Thông tin chung ngành Sư phạm lịch sử

Ngành Sư phạm Lịch sử (Mã ngành: 7140218) là một trong trong những ngành học quan trọng trong lĩnh vực sư phạm, đào tạo giáo viên có hiểu biết, kiến thức chuyên sâu về khoa học lịch sử, khoa học giáo dục, có đủ năng lực sư phạm và khả năng nghiên cứu đáp ứng các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, tham gia vào sự nghiệp đổi mới của giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay.

2. Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm lịch sử

Tùy thuộc vào địa điểm bạn muốn học tập và khả năng học tập của mình mà các bạn có thể lựa chọn trường tuyển sinh ngành Sư phạm Lịch sử trong danh sách được chia theo từng khu vực dưới đây.

Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm Lịch sử năm 2022 như sau:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Khu vực miền Nam

3. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Lịch sử

Điểm chuẩn ngành Sư phạm Lịch sử năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 19.0 – 27.5 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.

4. Các khối xét tuyển ngành Sư phạm Lịch sử

Các khối thi có thể sử dụng để xét tuyển ngành Sư phạm Lịch sử như sau:

  • Mã tổ hợp xét tuyển A08: Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • Mã tổ hợp xét tuyển C00: Văn, Lịch sử, Địa lí
  • Mã tổ hợp xét tuyển C03: Văn, Toán, Lịch sử
  • Mã tổ hợp xét tuyển C14: Văn, Toán, Giáo dục công dân
  • Mã tổ hợp xét tuyển C15: Văn, Toán, Khoa học xã hội
  • Mã tổ hợp xét tuyển C19: Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • Mã tổ hợp xét tuyển C20: Văn, Địa lí, Giáo dục công dân
  • Mã tổ hợp xét tuyển D01: Văn, Toán, tiếng Anh
  • Mã tổ hợp xét tuyển D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
  • Mã tổ hợp xét tuyển D14: Văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • Mã tổ hợp xét tuyển D15: Văn, Địa lí, Tiếng Anh
  • Mã tổ hợp xét tuyển D64: Văn, Lịch sử, Tiếng Pháp
  • Mã tổ hợp xét tuyển D78: Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

5. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm lịch sử

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành.

Khung chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử của trường Đại học Sư phạm TPHCM như sau:

Phần Nội dung học
I HỌC PHẦN CHUNG
1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh
3 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
4 Pháp luật đại cương
5 Tâm lý học đại cương
6 Ngoại ngữ HP1
7 Ngoại ngữ HP2
8 Ngoại ngữ HP3
9 Tin học căn bản
10 Giáo dục Thể chất – HP1
11 Giáo dục Thể chất – HP2
12 Giáo dục Thể chất – HP3
13 Giáo dục Quốc phòng – HPI
14 Giáo dục Quốc phòng – HPII
15 Giáo dục Quốc phòng – HPIII
16 Giáo dục Quốc phòng – HPIV (dành cho khối xã hội)
II HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN
Cơ sở ngành
17 Phương pháp nghiên cứu khoa học Lịch sử
18 Lý luận sử học
19 Cơ sở văn hóa Việt Nam
20 Lịch sử văn minh thế giới
21 Nhân học đại cương
22 Khảo cổ học đại cương
Chuyên ngành
Các học phần bắt buộc
23 Lịch sử Việt Nam cổ trung đại 1
24 Lịch sử Việt Nam cổ trung đại 2
25 Lịch sử Việt Nam cận đại
26 Lịch sử Việt Nam hiện đại
27 Lịch sử thế giới cổ trung đại 1
28 Lịch sử thế giới cổ trung đại 1
29 Lịch sử thế giới cận đại
30 Lịch sử thế giới hiện đại
31 Phong trào nông dân trong lịch sử trung đại Việt Nam
32 Tiến trình lịch sử kinh tế – ngoại giao Việt Nam
33 Vùng tự do Nam Trung Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
34 Biến đổi kinh tế – xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới
35 Lịch sử Đông Nam Á
36 Một số vấn đề về Cách mạng tháng Mười Nga (1917 – 1921)
37 Tiếp xúc văn hóa giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam trong lịch sử
38 Công cuộc cải cách – mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay
39 Lịch sử quan hệ quốc tế đại cương
40 Phương pháp nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử địa phương
41 Thực tế chuyên môn
Các học phần tự chọn (Chọn 8 tín chỉ)
42 Một số vấn đề về nhà nước và làng xã Việt Nam trong lịch sử
43 Vấn đề canh tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
44 Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và giải phòng dân tộc Việt Nam (1945 – 1975)
45 Một số vấn đề về thời kỳ chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX)
46 Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam
47 Phong trào yêu nước của người Việt Nam tại Pháp từ 1912 đến 1929
48 Lịch sử cách mạng Pháp
49 Các cuộc cải cách ở Liên Xô từ đầu thập niên 20 đến giữa thập niên 80 của thế kỉ XX
50 ASEAN: Những chặng đường lịch sử
51 Giáo dục Nhật Bản
52 Biển Đông: Lịch sử và hiện tại
53 Chủ nghĩa xã hội từ 1917 đến nay
54 Lịch sử Hoa Kỳ từ năm 1945 đến nay
55 Trung Quốc từ năm 1949 đến nay
56 Phương pháp tiếp cận và giảng dạy các dạng bài trong sách giáo khoa Lịch sử Trung học phổ thông
57 Một số biện pháp tổ chức học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
58 Giảng dạy lịch sử theo hướng tiếp cận tư liệu lịch sử
59 Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
60 Tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại học dạy học lịch sử ở trường phổ thông
61 Dạy học tích hợp trong môn Lịch sử ở trường phổ thông
62 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông
63 Giáo dục chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông
64 Phát triển năng lực đánh giá sự kiện cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông
III HỌC PHẦN NGHỀ NGHIỆP
Học phần bắt buộc
Học phần cơ sở chung
65 Nhập môn nghề giáo
66 Giáo dục học đại cương
67 Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thông
68 Tâm lý học giáo dục
69 Giao tiếp sư phạm
Học phần nghề nghiệp chuyên ngành
70 Phát triển chương trình học môn Lịch sử
71 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông
72 Lý luận và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông
73 Hệ thống các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường phổ thông
74 Kiến thức cơ bản trong dạy hoc lịch sử ở trường phổ thông
75 Đổi mới dạy học theo khoa học giáo dục hiện đại (Lý thuyết và ứng dụng)
76 Ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Thực hành nghề nghiệp
77 Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
78 Thực tập sư phạm 1
79 Thực tập sư phạm 2
IV KHÓA LUẬN, TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU HOẶC HỌC PHẦN THAY THẾ
Sinh viên chọn  trong các hình thức sau:
Lựa chọn 1: Thực hiện 1 khóa luận
80 Khóa luận tốt nghiệp
Lựa chọn 2: Thực hiện 1 tiểu luận nghiên cứu (3 tín chỉ) và tích lũy thêm 1 học phần (3 tín chỉ) từ các học phần bên dưới:
81 Tiểu luận nghiên cứu
Lựa chọn 3: Tích lũy 2 học phần với tổng thời lượng 6 tín chỉ từ các học phần tự chọn dưới đây:
82 Những vấn đề cập nhật của Lịch sử Việt Nam
83 Những vấn đề cập nhật của Lịch sử thế giới
84 Những vấn đề cập nhật về Lý luận và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông (lý luận và thực hành)

6. Việc làm ngành Sư phạm lịch sử

Cử nhân Sư phạm Lịch sử sau khi ra trường có thể đảm nhận các công việc liên quan tới giảng dạy và đào tạo học sinh các cấp học về môn học lịch sử. Ngoài ra cũng có thể lựa chọn công việc chuyên viên nghiên cứu lĩnh vực lịch sử tại các trường đại học, viện nghiên cứu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây