Tìm hiểu ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên

907

Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên

1. Giới thiệu ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên

Mã ngành: 7140247

Ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên là ngành học đào tạo cử nhân có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm để có thể giảng dạy, đào tạo tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên hiện là một ngành khá mới mẻ nên không nhiều bạn biết tới cũng như lựa chọn ngành học này.

2. Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên

Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên năm 2022 như sau:

3. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên

Điểm chuẩn ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 19.0 – 25.65 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.

4. Các khối xét tuyển ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên

Các khối thi có thể sử dụng để xét tuyển ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên như sau:

  • Mã tổ hợp xét tuyển A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • Mã tổ hợp xét tuyển A02: Toán, Vật lí, Sinh học
  • Mã tổ hợp xét tuyển A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • Mã tổ hợp xét tuyển B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • Mã tổ hợp xét tuyển D01: Ngữ văn, Toán, tiếng Anh
  • Mã tổ hợp xét tuyển D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

5. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên

Khung chương trình học ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên của trường Đại học Sư phạm TPHCM như sau:

Phần Nội dung học
I HỌC PHẦN CHUNG
1 Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh
3 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
4 Pháp luật đại cương
5 Tâm lý học đại cương
6 Ngoại ngữ HP1
7 Ngoại ngữ HP2
8 Ngoại ngữ HP3
9 Tin học căn bản
10 Giáo dục thể chất 1
11 Giáo dục thể chất 2
12 Giáo dục thể chất 3
13 Giáo dục Quốc phòng – HP1
14 Giáo dục Quốc phòng – HP2
15 Giáo dục Quốc phòng – HP3
16 Giáo dục Quốc phòng – HP4
II HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG
17 Giải tích và Thống kê
18 Phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học giáo dục
19 Cơ sở vật lí 1
20 Cơ sở vật lí 2
21 Cơ sở vật lí 3
22 Cơ sở lí thuyết hóa học
23 Đại cương về hóa học vô cơ
24 Đại cương về hóa học hữu cơ
25 Sinh học tế bào
26 Thực vật học
27 Động vật học
III HỌC PHẦN CƠ SỞ NGÀNH (Chọn 2-3 nhóm cơ sở ngành)
3.1 Vật lí
28 Cơ học vật rắn và cơ học chất lưu
29 Năng lượng và cuộc sống
30 Dao động và sóng
31 Thiên văn và vũ trụ
3.2 Hóa học
32 Hóa học vô cơ
33 Hóa học hữu cơ
34 Hóa lí
35 Phân tích định hướng
3.3 Sinh học
36 Sinh thái học và môi trường
37 Sinh lí học thực vật
38 Sinh học cơ thể người
39 Di truyền học và tiến hóa
IV HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH
(Chỉ dành cho SV chọn 2 nhóm cơ sở ngành, SV chọn 1 nhóm chuyên ngành)
4.1 Vật lí
40 Cơ sở vật lí hiện đại
41 Vật lí nguyên tử và hạt nhân
42 Điện tử và điện kĩ thuật cơ bản
43 Vật lí và thể thao
4.2 Hóa học
44 Phân tích công cụ
45 Cấu tạo chất
46 Một số vấn đề chọn lọc hóa học vô cơ
47 Một số vấn đề chọn lọc hóa học hữu cơ
48 Hóa học môi trường
4.3 Sinh học
49 Thực tập nghiên cứu thiên nhiên
50 Một số vấn đề về sinh học hiện đại
51 Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên
52 Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm
53 Thực hành sinh học chuyên ngành
V HỌC PHẦN NGHỀ NGHIỆP
Học phần cơ sở chung
54 Nhập môn nghề giáo
55 Giáo dục học đại cương
56 Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thông
57 Tâm lí học giáo dục
58 Giao tiếp sư phạm
Học phần nghề nghiệp chuyên ngành
Các học phần bắt buộc
59 Lí luận dạy học môn Khoa học tự nhiên
60 Phương pháp dạy học các chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên
61 Ứng dụng CNTT và TT trong dạy học môn Khoa học tự nhiên
62 Sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học tự nhiên
63 Kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Khoa học tự nhiên
64 Phát triển chương trình trong dạy học môn Khoa học tự nhiên
Thực hành nghề nghiệp
65 Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
66 Thực tập sư phạm 1
67 Thực tập sư phạm 2
VI KHÓA LUẬN, TIỂU LUẬN HOẶC HỌC PHẦN THAY THẾ
Sinh viên chọn 1 trong các hình thức sau:
Hình thức 1: Thực hiện 1 khóa luận (6 tín chỉ)
Hình thức 2: Thực hiện và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Khoa học tự nhiên
68 Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Khoa học tự nhiên
69 Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM ở trường phổ thông

6. Việc làm ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên tại các trường đại học có thể đảm nhận một số vị trí công việc phù hợp như sau:

  • Chuyên viên phụ trách chuyên môn tại các phòng và sở giáo dục đào tạo
  • Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ, các viện nghiên cứu sư phạm…
  • Giảng viên, giáo viên các môn khoa học tự nhiên tại các trường học, cơ sở giáo dục.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây