Sư phạm Địa lý là ngành học dành cho các bạn yêu thích tìm hiểu địa lý tự nhiên và có nguyện vọng trở thành giáo viên.
Tìm hiểu ngay các thông tin quan trọng về ngành học này trong bài viết sau:
1. Giới thiệu ngành Sư phạm địa lý
Ngành Sư phạm Địa lý đào tạo các cử nhân sư phạm Địa lý có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ về sư phạm để có thể giảng dạy môn Địa lý tại các trường trung học theo chương trình hiện tại và yêu cầu đối mới giáo dục phổ thông trong tương lai.
Sinh viên ngành Sư phạm Địa lý tốt nghiệp sẽ đạt được:
- Kiến thức cơ bản, chuyên sâu và có hệ thống về khoa học địa lý và lý luận dạy học địa lý
- Kỹ năng chuyên ngành và sư phạm để thực hiện quá trình dạy học Địa lý ở trường phổ thông
- Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định
- Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm hiệu quả, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi và điều kiện của nhà trường, địa phương.
2. Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm địa lý
Khu vực miền Bắc
- Trường Đại học Hùng Vương
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
- Trường Đại học Tây Bắc
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
- Trường Đại học Sư phạm Huế
- Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
- Trường Đại học Vinh
- Trường Đại học Hồng Đức
- Trường Đại học Quy Nhơn
- Trường Đại học Đồng Tháp
Khu vực miền Nam
3. Các khối xét tuyển ngành Sư phạm địa lý
- Tổ hợp xét tuyển A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Tổ hợp xét tuyển A07 (Toán, Lịch sử, Địa lí)
- Tổ hợp xét tuyển A09 (Toán, Địa lí, Giáo dục công dân)
- Tổ hợp xét tuyển C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
- Tổ hợp xét tuyển C04 (Văn, Toán, Địa lí)
- Tổ hợp xét tuyển C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
- Tổ hợp xét tuyển D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
- Tổ hợp xét tuyển D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
- Tổ hợp xét tuyển D44 (Văn, Địa lí, Tiếng Pháp)
- Tổ hợp xét tuyển D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm địa lý
Khung chương trình học ngành Sư phạm Địa lý của trường Đại học Sư phạm TPHCM như sau:
Phần | Nội dung học |
I | HỌC PHẦN CHUNG |
1 | Triết học Mác – Lênin |
2 | Kinh tế chính trị học Mác – Lênin |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 | Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
6 | Pháp luật đại cương |
7 | Tâm lí học đại cương |
8 | Ngoại ngữ HP1 |
9 | Ngoại ngữ HP2 |
10 | Ngoại ngữ HP3 |
11 | Tin học căn bản |
12 | Giáo dục thể chất |
13 | Giáo dục Quốc phòng – An ninh |
II | HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN |
Học phần bắt buộc | |
14 | Phương pháp nghiên cứu khoa học Địa lí |
15 | Bản đồ học đại cương |
16 | Địa lí tự nhiên đại cương 1 |
17 | Địa lí tự nhiên đại cương 2 |
18 | Địa lí tự nhiên đại cương 3 |
19 | Địa lí kinh tế – xã hội đại cương 1 |
20 | Địa lí kinh tế – xã hội đại cương 2 |
21 | Địa lí tự nhiên các lục địa HP1 |
22 | Địa lí tự nhiên các lục địa HP2 |
23 | Địa lí tự nhiên Việt Nam 1 |
24 | Địa lí tự nhiên Việt Nam 2 |
25 | Địa lí biển Đông |
26 | Thực địa Địa lí tự nhiên |
27 | Hệ thống thông tin địa lí (GIS) và ứng dụng GIS trong dạy học địa lí |
28 | Địa lí kinh tế – xã hội thế giới HP1 |
29 | Địa lí kinh tế – xã hội thế giới HP2 |
30 | Thực địa Địa lí kinh tế – xã hội |
31 | Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam 1 |
32 | Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam 2 |
Học phần tự chọn | |
33 | Những quy luật địa lí của lớp vỏ cảnh quan |
34 | Môi trường và phát triển bền vững |
35 | Biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai |
36 | Địa danh học Việt Nam |
37 | Tiếng Anh chuyên ngành địa lí |
38 | Địa lí du lịch |
39 | Địa lí đô thị |
40 | Địa lí Đông Nam Á |
41 | Giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản |
42 | Hội nhập kinh tế |
43 | Văn hóa du lịch |
44 | Du lịch sinh thái |
III | HỌC PHẦN NGHỀ NGHIỆP |
Học phần bắt buộc | |
45 | Nhập môn nghề giáo |
46 | Giáo dục học đại cương |
47 | Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thông |
48 | Tâm lí học giáo dục |
49 | Giao tiếp sư phạm |
50 | Lí luận dạy học Địa lí |
51 | Kiểm tra – đánh giá trong dạy học địa lí |
52 | Phát triển chương trình môn địa lí |
53 | Phương pháp dạy học địa lí ở trường trung học phổ thông |
54 | Thiết kế và tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm |
55 | Phương pháp Nghiên cứu Khoa học Giáo dục Địa lí |
56 | Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên môn Địa lí |
57 | Thực tập sư phạm 1 |
58 | Thực tập sư phạm 2 |
Học phần tự chọn | |
59 | Ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học Địa lí |
60 | Bản đồ giáo khoa |
61 | Dạy học dự án |
62 | Phương pháp sử dụng phương tiện dạy học địa lí |
63 | Dạy học tích hợp trong môn địa lí |
IV | HỌC PHẦN TỐT NGHIỆP |
Người học lựa chọn 1 trong 2 lựa chọn sau: | |
Lựa chọn 1: Thực hiện 1 khóa luận (6 tín chỉ) | |
Lựa chọn 2: Học 3 hocxj phần tốt nghiệp (từ HP65 – 67, mỗi HP 2 tín chỉ). Trong đó ít nhất 1 HP sinh viên thực hiện sản phẩm nghiên cứu là tiểu luận/báo cáo thay cho thi kết thúc học phần. | |
64 | Khóa luận tốt nghiệp |
65 | Những vấn đề địa lí tự nhiên |
66 | Những vấn đề địa lí kinh tế – xã hội |
67 | Dạy học tích cực |
5. Việc làm ngành Sư phạm địa lý
Tương tự các ngành đào tạo khối sư phạm khác, cử nhân tốt nghiệp ngành Sư phạm Địa lý sau khi tốt nghiệp có cơ hội đảm nhận các công việc giảng viên đào tạo tại các trường trung học, trung cấp, các cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu địa lý tự nhiên.