Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Sư phạm Âm nhạc bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
1. Giới thiệu ngành Sư phạm Âm nhạc
Mã ngành: 7140221
Ngành Sư phạm Âm nhạc là ngành học đào tạo các cử nhân có trình độ, năng lực để giảng dạy âm nhạc tại các cấp học khác nhau như phổ thông trung học, các khoa nghệ thuật của trường đại học.
Bên cạnh các kiến thức chuyên sâu về âm nhạc, cử nhân Sư phạm âm nhạc còn được trang bị kiến thức về tâm lý, giáo dục học, các phương pháp giảng dạy sư phạm, có khả năng giảng dạy bộ môn này tại cấp trung học, phổ thông.
2. Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm Âm nhạc
Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm Âm nhạc năm 2022 như sau:
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Trường Đại học Hùng Vương
- Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
- Trường Đại học Sư phạm Huế
- Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
- Trường Đại học Đồng Tháp
- Trường Đại học Sài Gòn
3. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Âm nhạc
Điểm chuẩn ngành Sư phạm Âm nhạc năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 19.0 – 24.25 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.
4. Các khối thi ngành Sư phạm Âm nhạc
Các khối thi có thể sử dụng để xét tuyển ngành Sư phạm Âm nhạc như sau:
Các bạn có thể đăng ký xét tuyển vào ngành Sư phạm Âm nhạc theo 1 trong 2 khối xét tuyển sau:
- Tổ hợp môn N00 (Văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2)
- Tổ hợp môn N01 (Văn, Hát xướng âm, Biểu diễn nghệ thuật)
5. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc
Khung chương trình học ngành Sư phạm Âm nhạc của trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng như sau:
Phần | Nội dung học |
I | KIẾN THỨC CHUNG |
1 | Triết học Mác – Lênin |
2 | Kinh tế chính trị học Mác – Lênin |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Chủ nghĩa xã hội khoa học |
6 | Pháp luật đại cương |
7 | Tin học đại cương (Tin học CN1) |
8 | Giáo dục thể chất 1 |
9 | Giáo dục thể chất 2 |
10 | Giáo dục thể chất 3 |
11 | Giáo dục thể chất 4 |
12 | Giáo dục quốc phòng |
II | KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ NGÀNH |
13 | Nhạc lý 1 |
14 | Nhạc lý 2 |
15 | Lịch sử âm nhạc phương Tây |
16 | Lịch sử âm nhạc phương Đông |
17 | Lịch sử âm nhạc Việt Nam |
18 | Ký xướng âm 1 |
19 | Ký xướng âm 2 |
20 | Ký xướng âm 3 |
21 | Ký xướng âm 4 |
22 | Hòa âm ứng dụng 1 |
23 | Hòa âm ứng dụng 2 |
24 | Phân tích tác phẩm âm nhạc 1 |
25 | Phân tích tác phẩm âm nhạc 2 |
26 | Nhạc cụ phím điện tử 1 |
27 | Nhạc cụ phím điện tử 2 |
28 | Nhạc cụ phím điện tử 3 |
29 | Nhạc cụ phím điện tử 4 |
30 | Mỹ học âm nhạc |
31 | Thanh nhạc 1 |
32 | Thanh nhạc 2 |
33 | Thanh nhạc 3 |
34 | Thanh nhạc 4 |
35 | Hát dân ca |
36 | Kỹ năng biểu diễn thanh nhạc |
37 | Chỉ huy và dàn dựng hát hợp xướng |
38 | Sáng tác ca khúc |
39 | Công tác đoàn đội ở trường phổ thông |
40 | Thực tế chuyên môn |
41 | Múa cơ bản |
III | KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH HOẶC NGHIỆP VỤ |
42 | Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục đào tạo |
43 | Tâm lý học giáo dục |
44 | Giáo dục học |
45 | Thực hành tâm lý giáo dục |
46 | Giao tiếp sư phạm |
47 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Âm nhạc) |
48 | Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc |
49 | Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc 1 |
50 | Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc 2 |
51 | Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc 3 |
52 | Kiểm tra đánh giá trong dạy học âm nhạc |
53 | Phân tích và phát triển chương trình môn âm nhạc ở phổ thông |
54 | Tích hợp trong dạy học âm nhạc |
55 | Kiến tập sư phạm |
56 | Thực tập sư phạm |
IV | HỌC PHẦN TỰ CHỌN |
57 | Giáo dục giới tính và phương pháp giáo dục giới tính |
58 | Kỹ năng tham vấn học đường |
59 | Ứng dụng CNTT trong dạy học âm nhạc |
60 | Nhạc cụ Piano |
61 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
62 | Âm nhạc truyền thống Việt Nam |
63 | Tính năng nhạc cụ |
64 | Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống |
65 | Hát đồng ca, hợp xướng |
66 | Logic học |
67 | Tiếng Việt thực hành |
68 | Lịch sử văn minh thế giới |
69 | Khóa luận tốt nghiệp |
6. Việc làm ngành Sư phạm Âm nhạc
Cử nhân Sư phạm Âm nhạc sau khi ra trường có thể thử sức bản thân ở một số vị trí công việc như sau:
- Nhân viên tư vấn nhạc cụ, các khóa học âm nhạc
- Giáo viên âm nhạc, thanh nhạc
- Điều phối viên âm nhạc
- Giáo viên mầm non
- Kỹ thuật viên phòng thu âm
- Kỹ thuật viên hòa âm phối khí