Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Robot và trí tuệ nhân tạo bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Robot và trí tuệ nhân tạo và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
1. Thông tin chung ngành Robot và trí tuệ nhân tạo
Ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo (Mã ngành: 7510209) là một trong những ngành học mới, được xếp vào nhóm các ngành kỹ thuật điện, điện tử để điều hướng và lập trình những tính năng quan trọng của robot phục vụ những mục đích cụ thể.
Robot đóng vai trò rất quan trọng trong các dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện nay, đặc biệt là ở những tập đoàn lớn như Samsung, Toshiba, Vinfast… Bên cạnh đó, lĩnh vực giao thông vận tải, robot được ứng dụng mạnh đặc biệt trong xe tự hành và phục vụ vận tải hàng hóa kho bãi di động.
2. Các trường đào tạo ngành Robot và trí tuệ nhân tạo
Các trường tuyển sinh ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo cập nhật mới nhất năm 2022 như sau:
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
- Trường Đại học Giao thông vận tải
- Trường Đại học Công nghệ TP HCM
- Trường Đại học Mỏ – Địa chất
3. Điểm chuẩn ngành Robot và trí tuệ nhân tạo
Điểm chuẩn ngành Robot và trí tuệ nhân tạo năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 21.0 – 27.0 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.
4. Các khối xét tuyển ngành Robot và trí tuệ nhân tạo
Các khối thi có thể sử dụng để xét tuyển ngành Robot và trí tuệ nhân tạo như sau:
- Mã tổ hợp xét tuyển A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- Mã tổ hợp xét tuyển A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- Mã tổ hợp xét tuyển C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
- Mã tổ hợp xét tuyển D01: Ngữ văn, Toán, tiếng Anh
- Mã tổ hợp xét tuyển D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- Mã tổ hợp xét tuyển D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
5. Chương trình đào tạo ngành Robot và trí tuệ nhân tạo
Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM như sau:
Phần | Nội dung học phần |
I | KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Học phần bắt buộc: | |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin |
2 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
3 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
4 | Pháp luật đại cương |
5 | Calculus 1 |
6 | Calculus 2 |
7 | Calculus 3 |
8 | Xác suất thống kê ứng dụng |
9 | Vật lý 1 |
10 | Vật lý 2 |
11 | Thí nghiệm vật lý |
12 | Hóa đại cương |
13 | Toán ứng dụng trong cơ khí |
14 | Nhập môn Công nghệ Kỹ thuật Robot và Trí tuệ nhân tạo |
15 | Giáo dục thể chất 1 |
16 | Giáo dục thể chất 2 |
Học phần tự chọn: | |
17 | Kinh tế học đại cương |
18 | Nhập môn quản trị học |
19 | Nhập môn logic học |
20 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
21 | Nhập môn xã hội học |
22 | Tư duy hệ thống |
23 | Kỹ năng học tập đại học |
24 | Kỹ năng xây dựng kế hoạch |
25 | Mỹ thuật công nghiệp |
26 | Kỹ thuật vẽ phác |
II | KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
A) | Kiến thức cơ sở ngành |
Học phần bắt buộc: | |
27 | Vẽ kỹ thuật |
28 | Tin học trong kỹ thuật |
29 | Cơ kỹ thuật |
30 | Sức bền vật liệu |
31 | Nguyên lý – Chi tiết máy |
32 | Kỹ thuật Điện – Điện tử (LT+TN) |
33 | Kỹ thuật số |
34 | Điều khiển tự động |
35 | Vi điều khiển |
36 | Lập trình ứng dụng trong kỹ thuậ |
37 | Cảm biến và cơ cấu chấp hành |
Học phần tự chọn: | |
38 | Cơ học lưu chất và Cơ học lưu chất tính toán |
39 | Tự động hóa sản xuất |
40 | Kỹ thuật Chế tạo |
41 | Động lực học nhiều vật thể |
42 | Mô hình hóa và Phương pháp phân tử hữu hạn |
43 | Xử lý tín hiệu số |
44 | Hệ thống nhúng |
45 | Hệ thống thời gian thực |
B) | Kiến thức chuyên ngành |
Học phần bắt buộc: | |
46 | Thiết kế tối ưu robot |
47 | Cơ sở dữ liệu lớn |
48 | Tương tác giữa người và robot, hệ thống thực ảo |
49 | Thị giác máy |
50 | Trí tuệ nhân tạo |
Học phần tự chọn: | |
51 | Xe tự hành và robot di động |
52 | Lập trình robot nâng cao |
53 | Cấu trúc phần mềm dành cho robot và AI |
54 | IoT |
55 | robot có chân và robot dạng người |
56 | Điều khiển phi tuyến và đa biến |
57 | Mạng thần kinh nhân tạo |
58 | Mô hình hóa và điều khiển robot công nghiệp |
59 | Robot điều khiển từ xa và robot phản hồi |
60 | Hệ thống phỏng sinh/ Robot sinh học |
61 | Robot hợp tác / Robot phân bố / Robot module |
III | ĐỒ ÁN |
Đồ án môn học: | |
62 | Đồ án thiết kế cơ khí robot |
63 | Đồ án điện – điều khiển robot |
64 | Đồ án Robot và AI |
Đồ án tốt nghiệp | |
65 | Đồ án tốt nghiệp |
IV | THỰC TẬP |
66 | Thực tập hệ thống điều khiển tự động |
67 | Thực tập cơ khí cơ bản |
68 | Thực tập vi xử lý và nhúng |
69 | Thực tập robot và cảm biến |
70 | Thực tập trí tuệ nhân tạo |
71 | Thực tập Tự động hóa |
72 | Thực tập tốt nghiệp |
6. Việc làm ngành Robot và trí tuệ nhân tạo
Các kỹ sư Robot và Trí tuệ nhân tạo sau khi ra trường có cơ hội việc làm rất lớn, rất nhiều lựa chọn. Các bạn có thể tham khảo một số công việc như sau:
- Kỹ sư thiết kế và phát triển hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo tại các công ty chế tạo robot, các công ty công nghệ xe tự hành, các công ty chế tạo máy và công nghiệp phụ trợ.
- Kỹ sư lập trình, vận hành hệ thống robot tại các công ty cung cấp giải pháp tự động hóa.
- Kỹ sư thiết kế, lập trình nhúng – IoT, phát triển phần mềm khoa học, thị giác, trí tuệ nhân tạo tại các công ty công nghệ về AI.
- Kỹ sư quản lý và kiểm định dự án, tư vấn, thiết kế, giám sát dự án hệ thống robot tại các công ty đầu tư về AI
- Cán bộ giảng dạy và đào tạo tại các trung tâm nghiên cứu, trường đại học, viện nghiên cứu.
- Kỹ sư bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống robot tại các nhà máy, xưởng sản xuất có dây chuyền sản xuất tự động áp dụng AI