Tìm hiểu ngành Răng Hàm Mặt

946

Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Răng Hàm Mặt bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Răng Hàm Mặt và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

ngành bác sĩ răng hàm mặt
Tìm hiểu ngành đào tạo bác sĩ răng hàm mặt

1. Thông tin chung về ngành

Ngành Răng Hàm Mặt là một ngành đặc thù trong chuyên môn y khoa cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng, hàm mặt bệnh nhân. Bác sĩ răng hàm mặt phải có kiến thức về các lĩnh vực kỹ thuật chăm sóc răng miệng, chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến răng miệng, hàm mặt và cảm xúc. Bác sĩ răng hàm mặt cũng được đào tạo tốt về kỹ năng giao tiếp, tận tâm và kỹ năng quản lý cho các bệnh nhân.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo bác sĩ Răng Hàm Mặt có đầy đủ y đức và kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học, nha khoa nhằm xác định, đề xuất cũng như tham gia giải quyết các vấn đề về dự phòng, chẩn đoán, điều trị các bệnh răng hàm mặt cho cá nhân, cộng động.

2. Các trường tuyển sinh ngành Răng Hàm Mặt

Các trường tuyển sinh ngành Răng Hàm Mặt năm 2022 như sau:

3. Điểm chuẩn ngành Răng Hàm Mặt

Điểm chuẩn ngành Răng hàm mặt năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 22.0 – 28.45 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.

4. Các khối thi ngành Răng Hàm Mặt

Ngành Răng hàm mặt có thể xét tuyển theo các tổ hợp môn sau:

  • Tổ hợp xét tuyển B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • Tổ hợp xét tuyển D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • Tổ hợp xét tuyển D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • Tổ hợp xét tuyển A02: Toán, Vật lí , Sinh học
  • Tổ hợp xét tuyển A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • Tổ hợp xét tuyển D90: Toán, KHTN, Tiếng Anh
  • Tổ hợp xét tuyển C02: Văn, Toán, Hóa học
  • Tổ hợp xét tuyển A16: Toán, KHTN, Văn

5. Chương trình đào tạo ngành Răng Hàm Mặt

Tham khảo chương trình đào tạo ngành Răng Hàm Mặt của trường Đại học Y dược – ĐHQGHN như sau:

Phần Nội dung đào tạo
I KHỐI KIẾN THỨC CHUNG
1 NLCB của CN Mác – Lênin 1
2 NLCB của CN Mác – Lênin 2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đường lối CM của ĐCS VN
5 Tin học cơ sở 1
6 Tin học cơ sở 3
7 Tiếng Anh cơ sở 1
8 Tiếng Anh cơ sở 2
9 Tiếng Anh cơ sở 3
10 Tiếng Anh cơ sở 4
11 Giáo dục thể chất
12 Giáo dục quốc phòng – an ninh
13 Kĩ năng bổ trợ
II KHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC
14 Đại số tuyến tính
15 Giải tích 1
16 Cơ – Nhiệt
17 Điện-Quang
18 Hóa học đại cương
19 Hóa học vô cơ 1
20 Hóa học hữu cơ
21 Thực tập hóa học hữu cơ 1
22 Sinh học đại cương
23 Hóa sinh học
24 Sinh học phân tử
25 Sinh lý học
III KHỐI KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH
26 Vi sinh
27 Ký sinh trùng
28 Miễn dịch học
29 Truyền thông GDSK – Y đức
30 Xác suất thống kê
31 Kỹ thuật y dược hiện đại
IV KHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH
Học phần bắt buộc:
32 Giải phẫu
33 Lý sinh
34 Mô phôi
35 Giải phẫu bệnh
36 Dược lý
37 Nghiên cứu khoa học
38 Sinh lý bệnh
39 Điều dưỡng cơ bản
40 Nội khoa cơ sở
41 Nội bệnh lý I
42 Ngoại khoa cơ sở
43 Ngoại bệnh lý I
44 Nhi khoa I
45 Sản phụ khoa I
46 Y học cổ truyền
47 Tai mũi họng
48 Nhãn khoa
49 Da liễu
50 Thần kinh
Học phần tự chọn:
51 Y học gia đình
52 Tổ chức và quản lý y tế
V KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH
53 Học phần bắt buộc:
54 Giải phẫu răng
55 Mô phôi răng miệng – Sinh học miệng
56 Vật liệu – thiết bị nha khoa
57 Mô phỏng lâm sàng răng trẻ em
58 Mô phỏng LS nha khoa phục hồi
59 Mô phỏng lâm sàng nội nha
60 Mô phỏng LS phục hình cố định
61 Mô phỏng LS phục hình tháo lắp
62 Khớp cắn học
63 Giải phẫu ứng dụng và phẫu thuật thực hành miệng hàm mặt
64 Chẩn đoán hình ảnh Răng hàm mặt
65 Phẫu thuật trong miệng
66 Bệnh lý miệng 1
67 Bệnh lý miệng 2
68 Phẫu thuật hàm mặt
69 Chữa răng nội nha 1
70 Chữa răng nội nha 2
71 Nha chu 1
72 Nha chu 2
73 Phục hình tháo lắp
74 Tháo lắp hàm khung
75 Phục hình cố định
76 Răng trẻ em 1
77 Răng trẻ em 2
78 Chỉnh hình răng mặt
79 Nha khoa công cộng
80 Nha khoa cấy ghép
81 Thực tập nghề nghiệp (thực tập trong 2 tháng)
Học phần tự chọn:
82 Nha khoa cho người tàn tật và Nha khoa gia đình
83 Lão nha học
84 Mỹ thuật và ứng dụng trong RHM – Ghi hình (chụp ảnh và quay video) trong RHM
85 Nha khoa hiện đại
86 Pháp nha học – Tổ chức hành nghề bác sĩ răng hàm mặt
87 Điều dưỡng nha khoa
88 Chỉnh hình răng mặt nâng cao
89 Nha khoa phục hồi tổng quát
Khóa luận tốt nghiệp/ Các học phần thay thế:
90 Khóa luận tốt nghiệp
hoặc
91 Nha khoa dự phòng
92 Phẫu thuật hàm mặt và tạo hình nâng cao
93 Điều trị loạn năng hệ thống nhai

6. Việc làm ngành Răng Hàm Mặt

Ngành bác sĩ răng hàm mặt có cơ hội việc làm tốt, với nhu cầu đầu tư cho sức khỏe răng miệng ngày càng tăng lên.

  • Các chuyên gia trong ngành có thể làm việc tại các phòng khám, bệnh viện, hoặc mở cửa viện riêng.
  • Các chuyên gia cũng có thể làm việc tại các trung tâm chăm sóc răng miệng hoặc các trung tâm chăm sóc sức khỏe cao cấp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây