Tìm hiểu về ngành Quản lý giáo dục

1088

Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Quản lý Giáo dục bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

ngành quản lý giáo dục

1. Thông tin chung ngành Quản lý giáo dục

Ngành Quản lý Giáo dục (Mã ngành: 7140114) là ngành học tổng thể về cách thức hoạt động tổ chức, quản lý và giám sát các hoạt động giáo dục tại nhà trường.

Đến với ngành Quản lý giáo dục, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức sâu rộng về hệ thống giáo dục Việt Nam và các chính sách liên quan tới giáo dục thế giới lịch sử và hiện đại, các phương pháp và quy trình quản lý giáo dục, cách tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường, từ đó có khả năng áp dụng các mô hình quản lý và vận hành nhà trường một cách hiệu quả.

2. Các trường tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục

Các trường tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục năm 2022 bao gồm:

3. Điểm chuẩn ngành Quản lý giáo dục

Điểm chuẩn ngành Quản lý giáo dục năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 15.0 – 26.75 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.

4. Các khối xét tuyển ngành Quản lý giáo dục

Các khối thi có thể sử dụng để xét tuyển ngành Quản lý giáo dục như sau:

  • Mã tổ hợp xét tuyển A00: Toán, Lý, Hóa
  • Mã tổ hợp xét tuyển A01: Toán, Lý, Anh
  • Mã tổ hợp xét tuyển C00: Văn, Sử, Địa
  • Mã tổ hợp xét tuyển C04: Toán, Văn, Địa
  • Mã tổ hợp xét tuyển C14: Văn, Toán, GDCD
  • Mã tổ hợp xét tuyển C20: Văn, Địa, GDCD
  • Mã tổ hợp xét tuyển D01: Toán, Anh, Văn
  • Mã tổ hợp xét tuyển D14: Văn, Anh, Sử
  • Mã tổ hợp xét tuyển D15: Văn, Anh, Địa
  • Mã tổ hợp xét tuyển D78: Văn, Anh, KHXH

5. Chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục

Khung chương trình học ngành Quản lý giáo dục của trường Đại học Sư phạm TPHCM K47 năm 2021 như sau:

Phần Nội dung học
I HỌC PHẦN CHUNG
1 Triết học Mác – Lênin
2 Kinh tế chính trị học Mác – Lênin
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học
4 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh
6 Pháp luật đại cương
7 Ngoại ngữ HP1
8 Ngoại ngữ HP2
9 Ngoại ngữ HP3
10 Tin học căn bản
11 Tâm lí học đại cương
12 Giáo dục thể chất 1
13 Giáo dục thể chất 2
14 Giáo dục thể chất 3
15 HP1: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam
16 HP2: Công tác quốc phòng và an ninh
17 HP3: Quân sự chung
18 HP4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật
19 Tâm lí học giáo dục
II HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN
Các học phần bắt buộc
20 Cơ sở tâm lí học của quản lí giáo dục
21 Nhân cách và lao động của người cán bộ quản lí giáo dục
22 Logic học đại cương
23 Hệ thống thông tin trong quản lí giáo dục
24 Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam và các nước trên thế giới
25 Chiến lược phát triển giáo dục
26 Đại cương về khoa học quản lí
27 Giáo dục hướng nghiệp
28 Phát triển tập thể sư phạm
29 Lịch sử các tư tưởng giáo dục
30 Văn hóa tổ chức và văn hóa nhà trường
31 Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục
32 Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
33 Thống kê trong nghiên cứu khoa học xã hội
34 Khoa học quản lí giáo dục
35 Quản lí trường học và cơ sở giáo dục
36 Quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành giáo dục và đào tạo
37 Quản trị nhân sự trong giáo dục
38 Quản lí người học trong nhà trường
39 Quản lí hoạt động dạy học
40 Quản trị hoạt động giáo dục trải nghiệm
41 Quản lí hoạt động giáo dục cộng đồng
42 Quản trị tài chính trong trường học
43 Quản trị cơ sở vật chất trường học
44 Quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục
45 Công tác Đảng và đoàn thể trong trường học
46 Quản trị chất lượng giáo dục
Các học phần tự chọn (chọn 4 tín chỉ trong các HP sau):
47 Giáo dục sức khỏe sinh sản
48 Giáo dục giá trị
49 Giáo dục gia đình
50 Tư duy phản biện trong giáo dục
51 Khởi nghiệp cho sinh viên sư phạm
52 Phương pháp học tập tích cực
III HỌC PHẦN NGHỀ NGHIỆP
Các học phần bắt buộc
53 Giáo dục học đại cương
54 Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thông
55 Giao tiếp trong quản lí giáo dục
56 Nghiệp vụ công tác học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục
57 Tham vấn học đường
58 Phát triển chương trình giáo dục
59 Ứng dụng CNTT trong quản lí giáo dục
60 Kiểm tra và thanh tra trong giáo dục
61 Rèn luyện nghiệp vụ quản lí giáo dục thường xuyên
62 Rèn luyện nghiệp vụ quản lí giáo dục
63 Thực tập quản lí giáo dục
Các học phần tự chọn (chọn 6 tín chỉ trong các HP sau):
64 Giáo dục kỹ năng sống
65 Marketing trong giáo dục
66 Tổ chức quản lí cơ sở giáo dục ngoài công lập
67 Tổ chức sự kiện giáo dục
68 Dịch vụ giáo dục trong nhà trường
69 Giáo dục vì sự phát triển bền vững
IV HỌC PHẦN TỐT NGHIỆP
Người học lựa chọn 1 trong 2 hình thức sau:
70 Lựa chọn 1: Thực hiện 1 khóa luận (20.000 từ)
71 Lựa chọn 2: Thực hiện 1 tiểu luận (10.000 từ) và tích lũy thêm 03 tín chỉ từ các HP sau:
72 Quản trị hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường
73 Quản lí sự thay đổi trong giáo dục
74 Huy động các nguồn lực trong giáo dục

6. Việc làm ngành Quản lý giáo dục

Cử nhân Quản lý giáo dục ra trường có thể làm việc tại cơ sở giáo dục công lập, tư thục, các sở giáo đục tại địa phương, các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung tâm, tổ chức nghiên cứu và phát triển giáo dục trong và ngoài nước với các vị trí công việc như sau:

  • Chuyên viên hành chính giáo dục
  • Chuyên viên quản lý đào tạo
  • Chuyên viên quản lý cơ sở giáo dục
  • Chuyên viên quản lý chất lượng giáo dục
  • Nhân viên văn phòng nhà trường
  • Chuyên viên tư vấn tuyển sinh, tư vấn học đường
  • Chuyên viên tư vấn giáo dục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây