Ngành Luật quốc tế

422

Luật quốc tế là một lĩnh vực quan trọng trong thế giới ngày nay, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng phát triển.

nganh luat quoc te

1. Thông tin chung về ngành

Ngành Luật quốc tế là một ngành học đại học liên quan đến các vấn đề luật pháp và các quy tắc, quy định quốc tế. Sinh viên ngành này sẽ học về các quy định của luật quốc tế và cách có thể áp dụng chúng trong các tình huống quốc tế, đồng thời cũng được tìm hiểu về các hợp đồng quốc tế, việc giải quyết tranh chấp quốc tế và các vấn đề pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài nguyên quốc tế.

Ngành Luật quốc tế có mã ngành là 7380108.

2. Các trường có ngành Luật quốc tế

Danh sách các trường tuyển sinh ngành Luật quốc tế cập nhật mới nhất năm 2023 như sau:

3. Các khối xét tuyển ngành Luật quốc tế

Các tổ hợp xét tuyển có thể được nhiều trường sử dụng để xét tuyển ngành Luật quốc tế cập nhật mới nhất năm 2023 như sau:

  • Tổ hợp A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • Tổ hợp A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • Tổ hợp C00: Văn, Lịch sử, Địa lí
  • Tổ hợp D01: Văn, Toán, tiếng Anh
  • Tổ hợp D03: Văn, Toán, tiếng Pháp
  • Tổ hợp D04: Văn, Toán, tiếng Trung
  • Tổ hợp D06: Văn, Toán, Tiếng Nhật
  • Tổ hợp D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • Tổ hợp D96: Toán, Khoa học xã hội, Anh

4. Chương trình đào tạo ngành Luật quốc tế

Dưới đây là chương trình đào tạo ngành Luật quốc tế của Học viện Ngoại Giao.

STT Môn học Tín chỉ
I KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG 15
1 Triết học Mác – Lênin 3
2 Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
4 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
6 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2
7 Tin học 2
8 Giáo dục thể chất 3
9 Giáo dục quốc phòng – an ninh 8
II KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 58
a Kiến thức cơ sở khối ngành 6
10 Lý luận về pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam 3
11 Luật hiến pháp Việt Nam và các nước 3
b Kiến thức cơ sở ngành 26
Các học phần bắt buộc 20
12 Công pháp quốc tế 3
13 Tư pháp quốc tế 3
14 Luật học so sánh 2
15 Luật kinh tế quốc tế 3
16 Luật dân sự Việt Nam 3
17 Luật tố tụng dân sự Việt Nam 2
18 Luật hình sự Việt Nam 2
19 Luật thương mại Việt Nam 2
Các học phần tự chọn 6
20 Luật hợp đồng Việt Nam 2
21 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2
22 Luật đầu tư Việt Nam 2
23 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2
24 Luật lao động Việt Nam 2
25 Luật hành chính Việt Nam 2
26 Luật thuế, tài chính và ngân hàng Việt Nam 2
27 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2
28 Luật đất đai và môi trường 2
c Kiến thức bổ trợ 14
29 Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại 2
30 Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 đến nay 2
31 Công tác ngoại giao 2
32 Truyền thông quốc tế 2
33 Ngoại giao văn hóa 2
34 Quan hệ kinh tế quốc tế 2
35 Kinh tế đối ngoại Việt Nam 2
d Kiến thức chuyên ngành tự chọn 12
Chuyên ngành Công pháp quốc tế
36 Luật điều ước quốc tế 2
37 Luật nhân quyền quốc tế 2
38 Luật tổ chức quốc tế 2
39 Luật biển quốc tế 2
40 Luật môi trường quốc tế 2
41 Giải quyết tranh chấp quốc tế 2
42 Luật ngoại giao và lãnh sự 2
Chuyên ngành Luật kinh tế quốc tế
43 Luật đầu tư quốc tế 2
44 Luật thương mại quốc tế 2
45 Luật sở hữu trí tuệ quốc tế 2
46 Trọng tài thương mại quốc tế 2
47 Luật kinh doanh quốc tế 2
III KIẾN THỨC NGOẠI NGỮ 24
48 Tiếng Anh cơ sở I 4
49 Tiếng Anh cơ sở II 4
50 Tiếng Anh chuyên ngành ngoại giao I 3
51 Tiếng Anh chuyên ngành ngoại giao II 3
52 Tiếng Anh chuyên ngành ngoại giao III 3
53 Tiếng Anh chuyên ngành ngoại giao IV 3
54 Tiếng Anh chuyên ngành ngoại giao V 4
IV Học phần kỹ năng 8
55 Kỹ năng tranh tụng và thực hành diễn án luật 2
56 Kỹ thuật soạn thảo văn bản 2
57 Kỹ năng hành nghề luật sư 2
58 Kỹ năng đàm phán và ký kết điều ước quốc tế 2
V KIẾN THỨC HƯỚNG NGHIỆP 5
59 Hướng nghiệp 2
60 Thực tập cuối khóa 3
VI KIẾN THỨC TỐT NGHIỆP 10
61 Khóa luận tốt nghiệp hoặc thi một số học phần chuyên môn 10

5. Việc làm ngành luật quốc tế sau khi ra trường

Ngành luật quốc tế là một lĩnh vực đầy thử thách và cung cấp cho những người làm trong ngành nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp.

Các công việc trong ngành này có thể bao gồm tư vấn về vấn đề pháp lý cho các tổ chức và cá nhân, đàm phán thỏa thuận thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp trên tầm quốc tế và tham gia vào các hoạt động nhân đạo và phát triển.

Những người làm việc trong ngành luật quốc tế cần phải có kiến thức về pháp luật, đặc biệt là về luật pháp và quy định liên quan đến quốc tế, cũng như kỹ năng đàm phán, giải quyết tranh chấp và tư vấn khách hàng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây