Tìm hiểu ngành (Công nghệ) Kỹ thuật Hóa học

1439

Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Kỹ thuật Hóa học bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành  và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

ngành kỹ thuật hóa học
Tìm hiểu thông tin về ngành Kỹ thuật Hóa học

1. Thông tin chung về ngành Kỹ thuật Hóa học

Ngành Kỹ thuật Hóa học (Mã ngành: 7520301) hay ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học (Mã ngành: 7510401)  là một ngành nghề kỹ thuật liên quan đến sản xuất và sử dụng các chất hóa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe, công nghiệp, công nghệ thực phẩm.

Các nhà khoa học và kỹ sư trong ngành này sẽ phải có kiến thức sâu rộng về hóa học và kỹ thuật, bao gồm các phương pháp chẩn đoán và sản xuất chất hóa học. Họ cũng cần phải có kỹ năng quản lý và lập kế hoạch, cũng như năng lực để giải quyết vấn đề và giải pháp các vấn đề kỹ thuật trong quá trình sản xuất.

Ngành Kỹ thuật hóa học đóng vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp dược phẩm, hóa mỹ phẩm, phân bón, vật liệu sản xuất, dầu khí, chế biến thực phẩm…

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật hóa học đào tạo kiến thức chuyên ngành cho người học, đáp ứng vai trò quản lý, giảng dạy, nghiên cứu và phân tích, tính toán, chế tạo, vận hành, triển khai các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực hóa học.

Các môn học chủ đạo của ngành Kỹ thuật hóa học có thể kể tên như Kiểm nghiệm dược phẩm, Tổng hợp hữu cơ hóa dược, Cơ sở kỹ thuật hóa dược, Thực phẩm chức năng, Dược liệu học thú y, Kỹ thuật tinh chế dược liệu, Kỹ thuật kiểm nghiệm dược, Công nghệ hóa hương liệu, Công nghệ hóa mỹ phẩm, Công nghệ xử lý môi trường, Công nghệ xử lý nước thải cấp…

2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật Hóa học

Các trường tuyển sinh ngành Kỹ thuật Hóa học cập nhật mới nhất năm 2022 như sau:

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Hóa học

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Hóa học năm 2021 của các trường đại học phía trên dao động trong khoảng 15.0 – 26.5 điểm tùy thuộc vào khối thi và phương thức tuyển sinh của từng trường.

4. Các khối thi ngành Kỹ thuật Hóa học

Ngành Kỹ thuật hóa học có thể xét tuyển dựa theo các khối thi sau:

  • Tổ hợp xét tuyển A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • Tổ hợp xét tuyển B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • Tổ hợp xét tuyển A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • Tổ hợp xét tuyển D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • Tổ hợp xét tuyển C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • Tổ hợp xét tuyển D01: Ngữ văn, Toán, tiếng Anh
  • Tổ hợp xét tuyển A02: Toán, Vật lí, Sinh học
  • Tổ hợp xét tuyển C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • Tổ hợp xét tuyển C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh học
  • Tổ hợp xét tuyển D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

5. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hóa học

Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hóa học của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.

Chi tiết chương trình như sau:

Phần Nội dung học phần
I KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Lý luận chính trị
1 Triết học Mác – Lênin
2 Kinh tế chính trị Mác – Lênin
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học
4 Lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam
Khoa học xã hội và nhân văn
5 Pháp luật đại cương
6 Tự chọn 1 trong 2:
Con người và môi trường
Nhập môn xã hội học
7 Tự chọn 1 trong 2:
Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục – đào tạo
Quản lý kinh tế
Toán, Tin học, khoa học tự nhiên, khởi nghiệp
8 Toán cao cấp A1
9 Toán cao cấp A2
10 Vật lý đại cương A1
11 Hóa hữu cơ
12 Thực hành hóa hữu cơ
13 Hóa đại cương
14 Sinh học đại cương
15 Thực hành Sinh học đại cương
16 Xác suất thống kê
17 Hóa vô cơ
18 Khởi nghiệp
Giáo dục thể chất
19 Giáo dục thể chất 1
20 Giáo dục thể chất 2
21 Giáo dục thể chất 3
Giáo dục Quốc phòng – An ninh
22 Đường lối quân sự của Đảng
23 Công tác quốc phòng – an ninh
24 Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK
KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
Kiến thức cơ sở ngành
25 Kỹ thuật phòng thí nghiệm
26 Hóa phân tích
27 Phương pháp nghiên cứu khoa học
28 Hóa lý 1: Nhiệt động hóa học
29 Hóa lý 2: Hóa keo và điện hóa
30 Thực hành hóa lý
31 Kỹ thuật vật liệu
32 Thực hành Kỹ thuật vật liệu
33 Sinh hóa
34 Ứng dụng tin học trong hóa học
35 Hình họa – Vẽ kỹ thuật
36 Kiến tập thực tế
37 Hóa học thực phẩm
38 Thiết kế và phân tích thí nghiệm
39 Anh văn chuyên ngành hóa học
Tự chọn 2 trong 4 môn học:
40 Kỹ thuật sản xuất vật liệu silicate
41 Tổng hợp hữu cơ hóa dầu
42 Kỹ thuật sản xuất nhựa
43 Hóa học nano
Kiến thức ngành
44 Quá trình và thiết bị cơ lưu chất
45 Quá trình và thiết bị truyền nhiệt
46 Quá trình và thiết bị truyền khối
47 Thực hành quá trình và thiết bị kỹ thuật hóa học
48 Đồ án quá trình và thiết bị kỹ thuật hóa học
49 Cơ sở thiết kế máy và thiết bị hóa chất
50 Kỹ thuật phản ứng
51 Kỹ thuật tách chất
52 Kỹ thuật xúc tác và hấp phụ
53 Các phương pháp phân tích hiện đại
54 Thực hành các phương pháp phân tích hiện đại
55 Đồ án thiết kế và chế tạo sản phẩm
Chọn 1 trong 2 chuyên ngành:
A. Chuyên ngành Kỹ thuật hóa dược
56 Thực hành tổng hợp và kiểm nghiệm dược phẩm
57 Tổng hợp hữu cơ hóa dược
Chọn 6 trong 8 học phần:
58 Cơ sở kỹ thuật hóa dược
59 Thực phẩm chức năng
60 Dược liệu học thú y
61 Kỹ thuật tinh chế dược liệu
62 Kỹ thuật kiểm nghiệm dược
63 Công nghệ hóa hương liệu
64 Protein học
65 Công nghệ hóa mỹ phẩm
B. Chuyên ngành Kỹ thuật hóa môi trường
66 Thực hành hóa môi trường
67 Kỹ thuật hóa môi trường
Chọn 6 trong 8 học phần:
68 Công nghệ xử lý môi trường
69 Công nghệ sinh học trong xử lý chất thải
70 Công nghệ xử lý nước thải cấp
71 Phân tích môi trường
72 Kỹ thuật nhiên liệu sinh học
73 Công nghệ các chất hoạt động bề mặt
74 Quản lý môi trường
75 Đánh giá tác động môi trường
Thực tập
76 Thực tập sản xuất
III TỐT NGHIỆP
77 Khóa luận tốt nghiệp
Các học phần tốt nghiệp
78 Tiểu luận tốt nghiệp
79 Hóa học xanh và sản xuất bền vững
80 Mô hình hóa, mô phỏng và tối ưu hóa trong công nghệ hóa học

6. Việc làm ngành Kỹ thuật Hóa học

Cơ hội việc làm trong ngành công nghệ kỹ thuật hóa học tại Việt Nam có thể khá tốt, với nhu cầu tuyển dụng cao trong các công ty sản xuất vật liệu hóa học, nhà máy hóa chất, các công ty dịch vụ thực nghiệm hóa học và các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ.

Những người trong ngành có thể trở thành kỹ sư hóa học, nhà khoa học công nghệ, giám đốc sản xuất, hoặc chuyên gia phân tích và thử nghiệm.

7. Mức lương ngành Kỹ thuật hóa học

Mức lương ngành Kỹ thuật hóa học theo thống kê rơi vào khoảng 6-8 triệu với sinh viên vừa ra trường chưa có kinh nghiệm. Đối với những kỹ sư hóa học có kinh nghiệm làm việc lâu năm, mức thu nhập có thể lên tới 30 – 50 triệu tùy vào trình độ, kinh nghiệm và vị trí công việc.

8. Tố chất cần thiết của người học ngành Kỹ thuật Hóa học

Để học tập và làm việc cùng ngành Kỹ thuật hóa học, người học cần phải sở hữu các tố chất và kỹ năng cần thiết như sau:

  • Có niềm đam mê với các chất hóa học
  • Có đam mê với máy móc, quy trình thiết kế, sản xuất máy móc
  • Có tư duy sáng tạo, luôn tìm kiếm những ý tưởng mới
  • Có kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và xử lý vấn đề
  • Có kỹ năng quản lý và điều hành, khả năng làm việc nhóm tốt
  • Có kỹ năng đánh giá sản phẩm hóa học
  • Có tính tỉ mỉ, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Trên đây là những thông tin quan trọng về ngành Kỹ thuật hóa học, hi vọng phần nào hỗ trợ các bạn trong quá trình chọn ngành, chọn trường trước mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng sắp tới.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây