Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Kỹ thuật Điện bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

1. Thông tin chung về ngành Kỹ thuật Điện
Ngành Kỹ thuật điện là một ngành học quan trọng với các chuyên môn liên quan đến phát triển, sản xuất, vận hành và bảo dưỡng các thiết bị điện. Sinh viên ngành kỹ thuật điện sẽ có kiến thức về các lĩnh vực như cơ điện, điện tử, điện công nghiệp, điện mạng, điện tự động hóa, điện lạnh và nhiều hơn nữa. Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các công ty điện, tổ chức quản lý vận hành mạng lưới điện, hoặc trong các dự án phát triển điện.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện trang bị kiến thức cho người học về Kỹ thuật thủy khí, kỹ thuật điện tử, vi xử lý, vi điều khiển, kỹ thuật điện tử số, truyền thông công nghiệp, kỹ thuật đo lường điện, vật liệu, khí cụ điện, máy điện, điện tử công suất, cơ sở truyền động điện, hệ thống điện phân phối..
2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật Điện
Các trường tuyển sinh ngành Kỹ thuật Điện cập nhật mới nhất năm 2022 như sau:
- Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Trường Đại học Thủy lợi
- Trường Đại học Mỏ – Địa chất
- Trường Đại học Bách khoa – ĐHQGHCM
- Khoa Kỹ thuật và Công nghệ – Đại học Huế
- Trường Đại học Quy Nhơn
- Trường Đại học Thủ Dầu Một
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Trường Đại học Nha Trang
- Trường Đại học Sài Gòn
- Trường Đại học Cần Thơ
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Trường Đại học Giao thông vận tải
- Trường Đại học Công nghệ TP HCM
- Trường Đại học Kinh tế – Công nghệ Thái Nguyên
- Đại học Huế Phân hiệu Quảng Trị
- Trường Đại học Hồng Đức
- Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Trường Đại học Việt – Đức
- Trường Đại học Duy Tân
- Trường Đại học Quốc tế Miền Đông
- Trường Đại học Hải Dương
- Trường Đại học Giao thông vận tải Phân hiệu TP HCM
- Trường Đại học Chu Văn An
- Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng
- Đại học Quốc gia TPHCM Phân hiệu Bến Tre
- Trường Đại học Giao thông Vận tải TPHCM
3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điện
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điện năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 14.0 – 26.5 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.
4. Các khối thi ngành Kỹ thuật điện
Ngành Kỹ thuật điện có thể xét tuyển theo các tổ hợp môn sau:
- Tổ hợp xét tuyển A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- Tổ hợp xét tuyển A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển D01: Ngữ văn, Toán, tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
- Tổ hợp xét tuyển B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- Tổ hợp xét tuyển A02: Toán, Vật lí, Sinh học
- Tổ hợp xét tuyển A10: Toán, Vật lý, GDCD
- Tổ hợp xét tuyển A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
- Tổ hợp xét tuyển C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- Tổ hợp xét tuyển C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
- Tổ hợp xét tuyển D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển K01: Toán, Tin học, Tiếng Anh
5. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện
Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.
Chi tiết chương trình như sau:
Phần | Nội dung học phần |
I | KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
1 | Triết học Mác – Lênin |
2 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
6 | Đại số tuyến tính |
7 | Giải tích 1 |
8 | Giải tích 2 |
9 | Vật lý 1 |
10 | Vật lý 2 |
11 | Tiếng Anh 1 |
12 | Tiếng Anh 2 |
13 | Tiếng Anh 3 |
14 | Tin học trong kỹ thuật |
15 | Pháp luật đại cương |
16 | Giáo dục quốc phòng |
17 | Giáo dục thể chất bắt buộc |
18 | Giáo dục thể chất tự chọn |
Giáo dục thể chất tự chọn cơ bản | |
Giáo dục thể chất tự chọn nâng cao | |
19 | Tự chọn Kinh tế – Quản lý SX |
Quản trị doanh nghiệp | |
Quản lý chất lượng | |
20 | Tự chọn VH-XH-MT |
Môi trường và Con người | |
Logic | |
Giao tiếp kỹ thuật | |
21 | Hóa học đại cương |
22 | Toán chuyên ngành điện |
II | KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
Khối kiến thức cơ sở ngành | |
23 | Hình họa và Vẽ kỹ thuật |
24 | Cơ kỹ thuật |
25 | Kỹ thuật nhiệt |
26 | Kỹ thuật thủy khí |
27 | Kỹ thuật điện tử tương tự |
28 | Kỹ thuật điện tử số |
29 | Vi xử lý – Vi điều khiển |
30 | Kỹ thuật đo lường điện |
31 | Truyền thông công nghiệp và SCADA |
32 | Cơ sở lý thuyết mạch điện 1 |
33 | Cơ sở lý thuyết mạch điện 2 |
34 | Vật liệu điện |
35 | Khí cụ điện |
36 | Máy điện |
37 | Lý thuyết điều khiển tự động |
38 | Điện tử công suất |
39 | Cơ sở truyền động điện |
40 | Hệ thống điện phân phối |
41 | Công nghệ sản xuất điện năng |
Khối kiến thức chuyên ngành | |
42 | Điện dân dụng |
43 | Đồ án Điện dân dụng |
44 | Trang bị điện và điều khiển thiết bị điện lạnh |
45 | Đồ án Trang bị điện và điều khiển thiết bị điện lạnh |
46 | Tổng hợp hệ thống điều khiển điện dân dụng 1 |
47 | Tổng hợp hệ thống điều khiển điện dân dụng 2 |
48 | Lập trình điều khiển và ứng dụng |
49 | Trang bị điện nhà thông minh |
50 | Trang bị điện thiết bị y tế |
Khối kiến thức tự chọn kỹ thuật | |
51 | Lập trình thiết kế và mô phỏng thiết bị điện |
52 | Bảo dưỡng, thử nghiệm TB trong HTĐ |
53 | Logic mở và ứng dụng |
54 | Thiết bị điều khiển trong công nghiệp và dân dụng |
55 | Kỹ thuật chiếu sáng |
56 | Vận hành hệ thống điện |
57 | Cơ sở Lý thuyết trường điện từ |
58 | Cơ ứng dụng |
II | KHỐI KIẾN THỨC THỰC TẬP VÀ TỐT NGHIỆP |
59 | Thực tập cơ sở |
60 | Thực tập chuyên môn khối ngành điện – điện tử |
61 | Thực tập trải nghiệm |
62 | Thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật điện |
63 | ĐATN chuyên ngành Kỹ thuật điện |
6. Việc làm ngành Kỹ thuật Điện sau khi ra trường
Ngành kỹ thuật điện cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm, bởi điện là một lĩnh vực quan trọng và cần thiết trong xã hội hiện đại. Các công việc liên quan đến ngành kỹ thuật điện bao gồm: kỹ sư điện, nhà thiết kế hệ thống điện, nhân viên sửa chữa và bảo trì hệ thống điện, quản lý dự án điện, vv.
7. Mức lương ngành Kỹ thuật điện
Kỹ thuật điện luôn là một trong những ngành học hot bởi tính quan trọng của nó. Hầu hết sinh viên ra trường đều có thể tìm kiếm cho mình một vị trí công việc tốt và mức thu nhập tốt.
Mức lương ngành Kỹ thuật điện phụ thuộc vào vị trí công việc, kiến thức và kinh nghiệm làm việc, cụ thể như sau:
- Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc: Mức lương từ 6 – 8 triệu
- Kỹ sư điện có kinh nghiệm làm việc từ 1 – 2 năm: Mức thu nhập có thể từ 12 – 15 triệu/tháng
- Các vị trí cao như quản lý, chuyên viên phân tích, kỹ sư điện tại các công ty nước ngoài có trình độ ngoại ngữ: Mức thu nhập có thể vài ngàn đô/tháng.
8. Tố chất cần thiết với người học ngành Kỹ thuật điện
Để học tập và làm việc tốt với ngành Kỹ thuật điện, các bạn cần sở hữu cho mình những tố chất và kỹ năng quan trọng, cụ thể như sau:
- Có khả năng học tốt những môn thuộc khoa học tự nhiên
- Có tính cần củ, tỉ mỉ, chịu khó, nhẫn nại, có tinh thần trách nhiệm và chịu được áp lực cao trong công việc.
- Có khả năng thuyết trình tốt, sử dụng tốt tiếng Anh là một lợi thế ở bất kỳ ngành nghề nào.
- Có khả năng làm việc nhóm tốt
- Có kỹ năng quản lý thời gian
- Có tinh thần sẵn sàng khởi nghiệp bất kì lúc nào
- Có kỹ năng tìm kiếm, phân tích và xử lý thông tin.
Trên đây là những thông tin quan trọng về ngành Kỹ thuật điện, hi vọng có thể phần nào giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về ngành Kỹ thuật điện và hỗ trợ phần nào trong việc lựa chọn ngành nghề trước mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng sắp tới.