Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Kỹ thuật điện tử, viễn thông bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử, viễn thông và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
1. Thông tin chung về ngành Kỹ thuật điện tử, viễn thông
Ngành Kỹ thuật điện tử, viễn thông (mã ngành 7520207) hay ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông (mã ngành 7510302) là một ngành đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ điện tử và viễn thông. Ngành học này bao gồm các lĩnh vực như thiết kế và xây dựng hệ thống viễn thông, công nghệ truyền dẫn và lắp ráp, công nghệ mạng, an toàn thông tin và các công nghệ liên quan đến điện tử và viễn thông.
Sinh viên kỹ thuật điện tử viễn thông sẽ được học các kiến thức về công nghệ, kỹ thuật và quản lý để trở thành nhà quản lý hoặc chuyên gia trong lĩnh vực này.
Chương trình đào tạo của ngành Kỹ thuật Điện tử, Viễn thông của sẽ giúp các bạn có thể dễ dàng tiếp cận và nắm bắt được các công nghệ và hoạt động truyền thông, điện tử hiện đại nhất hiện nay. Đồng thời nâng cao khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác và sử dụng, bảo trì thiết bị điện tử, viễn thông.
2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử, viễn thông
Các trường tuyển sinh ngành Kỹ thuật điện tử, viễn thông cập nhật mới nhất năm 2022 như sau:
Khu vực miền Bắc
- Trường Đại học Điện lực
- Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
- Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp Cơ sở Nam Định
- Trường Đại học Thủy lợi
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Trường Đại học Mở Hà Nội
- Trường Đại học Phenikaa
- Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN
- Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên
- Học viện Kỹ thuật Mật mã
- Trường Đại học Giao thông vận tải
- Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông
- Trường Đại học Sao Đỏ
- Trường Đại học Hòa Bình
- Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà
- Trường Đại học Kinh Bắc
- Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải Cơ sở Vĩnh Phúc
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng
- Trường Đại học Quy Nhơn
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Trường Đại học Vinh
- Trường Đại học Phạm Văn Đồng
- Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng
- Trường Đại học Đà Lạt
- Trường Đại học Khoa học Huế
Khu vực miền Nam
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Trường Đại học Bách khoa – ĐHQGHCM
- Trường Đại học Công nghệ TP HCM
- Trường Đại học Thủ Dầu Một
- Học viện Hàng không Việt Nam
- Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
- Trường Đại học Công nghiệp TP HCM
- Trường Đại học Sài Gòn
- Trường Đại học Cần Thơ
- Trường Đại học Văn Hiến
- Trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQGHCM
- Trường Đại học Quốc tế – ĐHQGHCM
- Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Trường Đại học Giao thông vận tải Phân hiệu TP HCM
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Cơ sở TP HCM
- Trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM
3. Các khối thi ngành Kỹ thuật điện tử, viễn thông
Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông xét tuyển có thể xét tuyển theo các tổ hợp môn sau:
- Tổ hợp xét tuyển A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- Tổ hợp xét tuyển A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển D01: Ngữ văn, Toán, tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
- Tổ hợp xét tuyển B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- Tổ hợp xét tuyển A04: Toán, Vật lí, Địa lí
- Tổ hợp xét tuyển A10: Toán, Vật lý, GDCD
- Tổ hợp xét tuyển A12: Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội
- Tổ hợp xét tuyển A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
- Tổ hợp xét tuyển C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
- Tổ hợp xét tuyển C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- Tổ hợp xét tuyển C14: Ngữ văn, Toán, GDCD
- Tổ hợp xét tuyển K01: Toán, Tin học, Tiếng Anh
4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điện tử, viễn thông
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Điện tử, Viễn thông năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 14.5 – 26.8 tùy thuộc tổ hợp xét tuyển và phương thức xét tuyển của từng trường.
5. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử, viễn thông
Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử, viễn thông của trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN.
Chi tiết chương trình như sau:
Phần | Nội dung học phần |
I | KHỐI KIẾN THỨC CHUNG |
1 | Triết học Mác – Lênin |
2 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
6 | Tiếng Anh B1 |
7 | Tiếng Anh B2 |
8 | Giáo dục thể chất |
9 | Giáo dục Quốc phòng – An ninh |
II | KHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC |
10 | Đại số |
11 | Giải tích 1 |
12 | Giải tích 2 |
13 | Vật lý đại cương 1 |
14 | Vật lý đại cương 2 |
15 | Giới thiệu về Công nghệ thông tin |
16 | Nhập môn lập trình |
III | KHỐI KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH |
17 | Tín hiệu và hệ thống |
18 | Cấu trúc dữ liệu và giải thuật |
19 | Chọn 1 trong 2 học phần: |
Toán trong Công nghệ | |
Xác suất thống kê | |
IV | KHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH |
20 | Phương pháp tính |
21 | Lập trình ứng dụng |
22 | Chuyên nghiệp trong Công nghệ |
23 | Kỹ thuật điện |
24 | Điện tử tương tự |
25 | Điện tử số |
26 | Mô hình hóa và mô phỏng |
27 | Truyền thông |
28 | Xử lý tín hiệu số |
29 | Kỹ thuật điện từ |
30 | Thực tập điện tử tương tự |
31 | Thực tập điện tử số |
V | KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH |
Học phần bắt buộc: | |
32 | Truyền thông số và mã hóa |
33 | Mạng truyền thông máy tính 1 |
34 | Kiến trúc máy tính |
35 | Kỹ thuật điều khiển |
Khối kiến thức ngành theo định hướng chuyên sâu | |
Định hướng chuyên sâu về Truyền thông: | |
36 | Truyền thông quang |
37 | Truyền thông vô tuyến |
38 | Kỹ thuật cao tần |
39 | Mạng truyền thông máy tính 2 |
40 | Truyền thông vệ tinh |
Định hướng chuyên sâu về Mạng | |
41 | Mạng truyền thông di động |
42 | Mạng truyền thông máy tính 2 |
43 | Truyền thông vô tuyến |
44 | Quản trị mạng viễn thông |
45 | Mạng điều khiển mềm |
Định hướng chuyên sâu về Kỹ thuật máy tính | |
46 | Lập trình cho thiết bị di động |
47 | Hệ thống vi xử lý |
48 | Thiết kế hệ thống máy tính nhúng |
49 | Lập trình và ghép nối máy tính |
50 | Hệ thống robot thông minh |
Định hướng chuyên sâu về Điều khiển và Tự động hóa | |
51 | Hệ thống nhúng thời gian thực |
52 | Hệ thống điều khiển số |
53 | Lập trình cho thiết bị di động |
54 | Hệ thống vi xử lý |
55 | Hệ thống robot thông minh |
Định hướng chuyên sâu về Vi điện tử | |
56 | Hệ thống vi xử lý |
57 | Lập trình cho thiết bị di động |
58 | Nhập môn công nghệ vi cơ điện tử |
59 | Nhập môn thiết kế mạch tiết hợp tương tự |
60 | Nhập môn thiết kế mạch tích hợp số |
Học phần tự chọn: | |
61 | Nhập môn Xử lý tin shieuej cho hệ thống đa phương tiện |
62 | IoT và ứng dụng |
63 | Linh kiện điện tử |
64 | Công nghệ CMOS và FPGA |
65 | Lập trình DSP |
66 | Truyền thông di động |
67 | Kỹ thuật anten |
68 | Hệ thống điều khiển nâng cao |
69 | Các phương pháp xử lý tin shieuej |
70 | Quang điện tử |
71 | MEMS sinh học và các thiết bị y – sinh |
72 | Thiết kế và mô phỏng hệ thống điều khiển |
73 | Hệ thống logic mở |
Khối kiến thức bổ trợ | |
Học phần bắt buộc: | |
74 | Kỹ năng khởi nghiệp |
Học phần tự chọn: | |
75 | Tiếng Anh bổ trọe |
76 | Lập trình nâng cao |
77 | Cơ sở dữ liệu |
78 | Nguyên lý hệ điều hành |
79 | Tối ưu hóa |
80 | Vật lý hiện đại |
81 | Tâm lý học đại cương |
82 | Khoa học quản lý đại cương |
83 | Nhà nước và pháp luật đại cương |
84 | Kinh tế vi mô |
85 | Kinh tế vĩ mô |
86 | Nguyên lý marketing |
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp | |
87 | Thực tập thiết kế hệ thống |
88 | Thực tập chuyên đề |
89 | Khóa luận tốt nghiệp |
6. Việc làm ngành Kỹ thuật điện tử, viễn thông
Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử và viễn thông cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực như tổng đài, hệ thống mạng, thiết bị điện tử, viễn thông, an ninh mạng, truyền thông đa phương tiện, điện tử tài chính,…
Các công ty lớn của Châu Á, Châu Âu và Mỹ đang tìm kiếm những chuyên gia chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.
7. Mức lương ngành Kỹ thuật điện tử, viễn thông
Các Kỹ sư Điện tử viễn thông có mức lương vô cùng hấp dẫn, tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc và khả năng của mỗi người, cụ thể như sau:
- Sinh viên mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm làm việc: Mức lương dao động trong khoảng 7 – 10 triệu đồng/tháng
- Kỹ sư có tay nghề cao, làm việc lâu năm: Mức thu nhập có thể lên tới 45 – 100 triệu đồng/tháng phụ thuộc vào quy mô từng doanh nghiệp.
8. Tố chất cần thiết của người học Kỹ thuật điện tử, viễn thông
Để học tập và làm việc tốt nhất với ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, bạn cần sở hữu những tố chất và kỹ năng cần thiết như sau:
- Có tư duy độc lập và làm việc nhóm hiệu quả
- Có kỹ năng trình bày và thuyết minh báo cáo kết quả công việc.
- Có khả năng phân tích, tổng hợp và xử lý các kỹ thuật
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ kết hợp với công nghệ thông tin
- Có kỹ năng thiết kế, lắp đặt và vận hành các thiết bị điện tử, viễn thông
- Có tính kiên trì, nhẫn nại, trách nhiệm cao trong công việc
- Có kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian hiệu quả
Trên đây là những thông tin quan trọng về ngành học Kỹ thuật Điện tử, Viễn thông. Hi vọng bài viết đã cung cấp cái nhìn tổng quan cho bạn về ngành học và hỗ trợ các bạn phần nào trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học.