Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Kỹ thuật công nghiệp bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật công nghiệp và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
1. Thông tin chung ngành Kỹ thuật công nghiệp
Ngành Kỹ thuật Công nghiệp (Mã ngành: 7520117) là ngành học ứng dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn nhiều lĩnh vực như toán, lý, tin, học, kinh tế, quản lý và khoa học xã hội kết hợp cùng các nguyên lý, phương pháp phân tích kỹ thuật nhằm tối ưu và vận hành hệ thống công nghiệp.
Mục tiêu đào tạo:
- Đào tạo kỹ sư kỹ thuật công nghiệp có kiến thức và kỹ năng về thiết kế hệ thống, điều hành, cải tiến, thiết kế các hệ thống công nghiệp.
- Đào tạo các quản đốc phân xưởng, quản lý sản xuất, kỹ sư kế hoạch, điều hành nhà máy, công ty, xưởng sản xuất công nghiệp.
2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật công nghiệp
Các trường tuyển sinh ngành Kỹ thuật Công nghiệp cập nhật mới nhất năm 2022 như sau:
3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật công nghiệp
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật công nghiệp năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 24.75 – 25.25 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh.
3. Các khối thi ngành Kỹ thuật công nghiệp
- Tổ hợp xét tuyển A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- Tổ hợp xét tuyển A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển D01: Ngữ văn, Toán, tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
5. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật công nghiệp
Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật công nghiệp của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM như sau:
Phần | Nội dung học phần |
I | KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Học phần bắt buộc: | |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin |
2 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Pháp luật đại cương |
5 | Anh văn 1 |
6 | Anh văn 2 |
7 | Anh văn 3 |
8 | Nhập môn Công nghệ kỹ thuật |
9 | Lập trình Visual Basic |
10 | Toán cao cấp 1 |
11 | Toán cao cấp 2 |
12 | Toán cao cấp 3 |
13 | Xác suất thống kê ứng dụng |
14 | Vật lý đại cương 1 |
15 | Vật lý đại cương 2 |
16 | Thí nghiệm vật lý đại cương |
17 | Hóa đại cương A1 |
18 | Quy hoạch tuyến tính |
19 | Giáo dục thể chất 1 |
20 | Giáo dục thể chất 2 |
21 | Tự chọn Giáo dục thể chất 3 |
22 | Giáo dục quốc phòng 1 |
23 | Giáo dục quốc phòng 2 |
24 | Giáo dục quốc phòng 3 |
Học phần tự chọn: | |
25 | Kinh tế học đại cương |
26 | Tư duy hệ thống |
27 | Nhập môn logic học |
28 | Phương pháp học tập đại học |
29 | Kỹ năng thuyết trình |
30 | Kỹ năng xây dựng kế hoạch |
31 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
32 | Nhập môn Xã hội học |
33 | Văn hóa doanh nghiệp |
34 | Giao tiếp trong kinh doanh |
35 | Tâm lý học kinh doanh |
36 | Nhập môn quản trị học |
II | KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
A) | Kiến thức cơ sở ngành và nhóm ngành |
Học phần bắt buộc: | |
37 | Hình họa – Vẽ kỹ thuật |
38 | Vẽ kỹ thuật cơ khí |
39 | Cơ lý thuyết |
40 | Sức bền vật liệu |
41 | Thí nghiệm cơ học |
42 | Nguyên lý – Chi tiết máy |
43 | Đồ án nguyên lý – chi tiết máy |
44 | Dung sai – Kỹ thuật đo |
45 | An toàn lao động và môi trường công nghiệp |
46 | Vật liệu học |
47 | Thí nghiệm vật liệu học |
48 | Anh văn chuyên ngành cơ khí |
49 | Luật kinh tế |
50 | Marketing căn bản |
Học phần tự chọn: | |
51 | Kỹ thuật điện – điện tử |
52 | Kinh tế học kinh doanh |
53 | Quản trị chiến lược |
54 | Quản trị công nghệ |
B1) | Kiến thức chuyên ngành (cho các học phần lý thuyết và thí nghiệm) |
Học phần bắt buộc: | |
55 | Kỹ thuật hệ thống |
56 | Đồ án Thiết kế hệ thống công nghiệp |
57 | Cơ sở công nghệ chế tạo máy |
58 | Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp |
59 | Thí nghiệm bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp |
60 | CAD/CAM-CNC cơ bản |
61 | Thí nghiệm CAD/CAM-CNC |
62 | Quản trị sản xuất |
63 | Hệ thóng thông tin quản lý (MIS) |
64 | Quản trị dự án công nghiệp |
65 | Quản trị chất lượng |
66 | Quản trị sản xuất theo Lean and Jit |
Học phần tự chọn: | |
67 | Công nghệ thủy lực và khí nén |
68 | Thiết kế sản phẩm công nghiệp |
69 | Tự động hóa quá trình sản xuất (CKM) |
70 | TN Tự động hóa quá trình sản xuất (CKM) |
71 | Quản trị chuỗi cung ứng |
72 | Lập và phân tích dự án |
73 | Kế hoạch kinh doanh |
B2) | Kiến thức chuyên ngành (cho các học phần thực hành xưởng, thực hành công nghiệp) |
74 | Thực tập Nguội |
75 | Thực tập Kỹ thuật Hàn |
76 | Thực tập Tiện qua ban |
77 | Thực tập Phay qua ban |
78 | Thực tập Kỹ thuật công nghiệp |
79 | Thực tập Tốt nghiệp |
C) | Khóa luận tốt nghiệp / Thi tốt nghiệp |
80 | Khóa luận tốt nghiệp |
Các học phần thi tốt nghiệp: | |
81 | Chuyên đề Tốt nghiệp 1 (KCN) |
82 | Chuyên đề Tốt nghiệp 2 (KCN) |
83 | Chuyên đề Tốt nghiệp 3 (KCN) |
6. Việc làm ngành Kỹ thuật công nghiệp
Kỹ sư Kỹ thuật công nghiệp sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí công việc như sau:
- Phân tích, đưa ra các giải pháp tối ưu hóa trong sản xuất và dịch vụ công nghiệp
- Thiết kế hệ thống quản lý nguồn nhân lực công nghiệp
- Phân tích, cải tiến chất lượng các sản phẩm dịch vụ công nghiệp
- Thiết kế các giải pháp tổng thể nhằm giảm chi phí vận hành trong công nghiệp
- Quản lý logistics và chuỗi cung ứng
- Quản lý và điều hành các hệ thống kho vận, vật tư. giao nhận.