Tìm hiểu ngành (Công nghệ) Kỹ thuật Cơ khí

1189

Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Kỹ thuật Cơ khí bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

ngành kỹ thuật cơ khí

1. Thông tin chung về ngành Kỹ thuật Cơ khí

Ngành Kỹ thuật Cơ khí là một ngành học trọng tâm đến việc thiết kế, chế tạo và kiểm tra các sản phẩm cơ khí, từ các thiết bị nhỏ đến các hệ thống cơ khí lớn. Sinh viên học ngành kỹ thuật cơ khí sẽ được học về các kỹ thuật thiết kế, chế tạo và kiểm tra các sản phẩm cơ khí, các nguyên lý cơ khí, các phương pháp đo lường và đánh giá chất lượng của các sản phẩm cơ khí.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí trang bị cho người học những kiến thức và và kỹ năng quan trọng trong thiết kế, chế tạo, cải tiến và gia công các sản phẩm cơ khí, góp phần nâng cao khả năng vận hành, lắp ráp, bảo dưỡng các thiết bị, giải quyết vấn đề xảy ra trong quá trình sản xuất.

Các môn học chủ đạo của ngành Kỹ thuật cơ khí như Bảo dưỡng công nghiệp, Chi tiết máy, Cơ học lý thuyết, Dung sai đo lường, Sức bền vật liệu, Nguyên lý máy, Cắt gọt kim loại, Công nghệ CAD/CAM/CNC, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ tạo phôi, Mát cắt kim loại, Robot công nghiệp, Vật liệu kỹ thuật…

2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí

Các trường tuyển sinh ngành Kỹ thuật Cơ khí cập nhật mới nhất năm 2022 như sau:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Khu vực miền Nam

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Cơ khí

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Cơ khí năm 2022 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 14.5 – 26.5 điểm tùy theo khối xét tuyển, phương thức tuyển sinh của từng trường.

4. Các khối xét tuyển ngành Kỹ thuật Cơ khí

Ngành Kỹ thuật Cơ khí có thể xét tuyển theo các tổ hợp môn xét tuyển sau:

  • Mã tổ hợp xét tuyển A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • Mã tổ hợp xét tuyển A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • Mã tổ hợp xét tuyển D01: Ngữ văn, Toán, tiếng Anh
  • Mã tổ hợp xét tuyển D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • Mã tổ hợp xét tuyển C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
  • Mã tổ hợp xét tuyển B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • Mã tổ hợp xét tuyển D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
  • Mã tổ hợp xét tuyển A02: Toán, Vật lí, Sinh học
  • Mã tổ hợp xét tuyển C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • Mã tổ hợp xét tuyển A09: Toán, Địa lí, GDCD
  • Mã tổ hợp xét tuyển A10: Toán, Vật lý, GDCD
  • Mã tổ hợp xét tuyển A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
  • Mã tổ hợp xét tuyển C14: Ngữ văn, Toán, GDCD

5. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí

Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng.

Chi tiết chương trình như sau:

Phần Nội dung học phần
I KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Học phần bắt buộc:
1 Đại số tuyến tính
2 Giải tích I
3 Giải tích II
4 Hình họa – Vẽ kỹ thuật
5 Hóa đại cương
6 Ngoại ngữ I
7 Ngoại ngữ II
8 Ngoại ngữ III
9 Pháp luật đại cương
10 Vật lý Cơ – Nhiệt
11 Quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa
12 Tin học cơ bản
13 Toán ứng dụng trong cơ khí
14 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
15 Triết học Mác – Lênin
16 Kinh tế Chính trị
17 Chủ nghĩa Xã hội khoa học
18 Tư tưởng Hồ Chí Minh
19 Kỹ năng giao tiếp
20 Kỹ năng làm việc nhóm
Học phần tự chọn:
21 Ngoại ngữ cơ bản
22 Ngoại ngữ IV
23 Ngoại ngữ V
24 Giáo dục quốc phòng
25 Giáo dục thể chất I
26 Giáo dục thể chất II
27 Giáo dục thể chất III
28 Giáo dục thể chất IV
II KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
Học phần Cơ sở bắt buộc:
29 Nhập môn ngành Cơ khí
30 Bảo dưỡng công nghiệp
31 Chi tiết máy
32 Cơ học lý thuyết
33 Dung sai đo lường
34 Hệ thống truyền động Thủy – Khí
35 Kỹ thuật Điện – Điện tử
36 Nguyên lý máy
37 Sức bền vật liệu
38 Thí nghiệm Kỹ thuật Đo
39 Thủy – Khí
40 Thí nghiệm Sức bền và Kim loại học
41 Tin học ứng dụng trong Cơ khí
Học phần Chuyên ngành bắt buộc:
42 Cắt gọt kim loại
43 Công nghệ CAD/CAM/CNC
44 Công nghệ chế tạo máy I
45 Công nghệ chế tạo máy II
46 Công nghệ tạo phôi
47 Đồ án chi tiết máy
48 Đồ án công nghệ chế tạo máy
49 Học kỳ doanh nghiệp chế tạo máy
50 Kỹ thuật An toàn cơ khí
51 Mát cắt kim loại
52 Robot công nghiệp
53 Thiết bị nâng chuyển
54 Trang bị điện trong máy cơ khí
55 Thiết bị cơ khí 3D
56 Vật liệu kỹ thuật
57 Vẽ kỹ thuật cơ khí
58 THCM CAD/CAM/CNC
59 THCM Hàn
60 THCM Nguội – Tháo lắp máy
61 THCM Phay – Bào
62 THCM Đúc – Rèn – Dập
63 THCM Tiện
Học phần chuyên nghiệp tự chọn bắt buộc:
64 Điều khiển logic (PLC)
65 Kỹ thuật vi điều khiển
66 Kỹ thuật điều khiển tự động cơ khí
67 Kỹ thuật ô tô
68 Động cơ đốt trong
69 Kỹ thuật nhiệt
71 Phương pháp tính CK
71 Các phương pháp gia công đặc biệt
III KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH KỸ SƯ CHẾ TẠO MÁY
Học phần bắt buộc
72 Đồ án tốt nghiệp Chế tạo máy
73 Đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp
74 Kỹ năng lãnh đạo quản lý
75 Quản lý dự án ngành Cơ khí
76 Tính thiết kế trên máy tính
77 Anh văn chuyên ngành
78 Đồ án Tính toán, Thiết kế cơ khí
79 Dao động kỹ thuật
80 Thiết kế khuôn mẫu
Học phần tự chọn bắt buộc:
81 Hệ thống sản xuất tích hợp CIM
82 Trang bị công nghệ gia công cơ khí
83 Vật liệu mới trong kỹ thuật
84 Thực tập tốt nghiệp
85 TH Hàn cắt tiên tiến
86 Chuyên đề quy chuẩn kỹ thuật trong cơ khí

6. Việc làm ngành Kỹ thuật Cơ khí sau khi ra trường

Ngành kỹ thuật cơ khí cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Các lĩnh vực sử dụng kỹ thuật cơ khí gồm: sản xuất, xây dựng, công nghiệp tài nguyên, tài nguyên mỏ, nông nghiệp, công nghệ cao, công nghệ vũ trụ, vật liệu, dệt may, thủy lợi, công nghệ vận tải, công nghệ địa chất.

Ngoài ra, sinh viên kỹ thuật cơ khí còn có thể làm việc tại các công ty dịch vụ kỹ thuật, các tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ.

7. Mức lương ngành Kỹ thuật cơ khí

Kỹ sư cơ khí có mức lương ổn định, tương đối cao so với trung bình các ngành, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc, cụ thể như sau:

  • Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm: Mức lương khoảng 6 – 8 triệu đồng/tháng
  • Kỹ sư cơ khí trình độ cao, kinh nghiệm làm việc lâu năm: 12 – 20 triệu/tháng
  • Kỹ sư cơ khí làm việc tại các công ty nước ngoài, có trình độ ngoại ngữ, có chứng chỉ hành nghề: Mức thu nhập có thể lên tới 2-3k$ (~40 – 60 triệu)

8. Tố chất cần thiết của người học ngành Kỹ thuật cơ khí

Không phải ai cũng có thể thao học ngành Cơ khí. Để học tập và thành công với ngành Kỹ thuật cơ khí, người học cần sở hữu những tố chất và kỹ năng sau:

  • Chăm chỉ học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn
  • Có khả năng thuyết trình và làm việc nhóm tốt
  • Có thái độ làm việc nghiêm túc, cần cù, chịu khó
  • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lý vấn đề kỹ thuật tốt
  • Có khả năng nghiên cứu, đánh giá, tư duy, sáng tạo trong công việc
  • Thành thạo các ngoại ngữ thông dụng là một lợi thế lớn trong tất cả các ngành học.

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng về ngành Kỹ thuật Cơ khí. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan về ngành học và góp phần đưa ra quyết định phù hợp trong lựa chọn ngành nghề trước mùa tuyển sinh sắp tới.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây