Ngành Kinh tế nông nghiệp

890

Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Kinh tế nông nghiệp bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

ngành kinh tế nông nghiệp

1. Thông tin chung về ngành

Ngành Kinh tế nông nghiệp là một ngành học nghiên cứu về các hoạt động kinh tế liên quan đến nông nghiệp, bao gồm các chủ đề như quản lý sản xuất, tài chính nông nghiệp, thị trường nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp địa phương, và các vấn đề kinh tế quốc tế và nông nghiệp.

Sinh viên được học các kiến thức về kinh tế, tài chính, quản lý, và kỹ thuật nông nghiệp, giúp họ có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến nông nghiệp và kinh tế.

2. Các trường tuyển sinh ngành Kinh tế nông nghiệp

Các trường tuyển sinh ngành Kinh tế nông nghiệp năm 2022 như sau:

3. Điểm chuẩn ngành Kinh tế nông nghiệp

Điểm chuẩn ngành Kinh tế nông nghiệp năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 15.0 – 26.95 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.

4. Các khối thi ngành Kinh tế nông nghiệp

Ngành Kinh tế nông nghiệp có thể xét tuyển theo các tổ hợp môn sau:

  • Tổ hợp xét tuyển A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • Tổ hợp xét tuyển B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • Tổ hợp xét tuyển D01: Văn, Toán, tiếng Anh
  • Tổ hợp xét tuyển A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • Tổ hợp xét tuyển C02: Văn, Toán, Hóa học
  • Tổ hợp xét tuyển A09: Toán, Địa lí, GDCD
  • Tổ hợp xét tuyển B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • Tổ hợp xét tuyển C08: Văn, Hóa học, Sinh
  • Tổ hợp xét tuyển C14: Văn, Toán, GDCD
  • Tổ hợp xét tuyển C15: Văn, Toán, KHXH
  • Tổ hợp xét tuyển C20: Văn, Địa lí, GDCD
  • Tổ hợp xét tuyển D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • Tổ hợp xét tuyển D10: Toán, Địa lí, Tiếng Anh

5. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp

Tham khảo chương trình đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp của trường Đại học Nông lâm Huế chi tiết như sau:

Phần Nội dung học phần
I KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
1 Triết học Mác – Lênin
2 Kinh tế chính trị Mác – Lênin
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học
4 Tư tưởng Hồ Chí Minh
5 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
6 Pháp luật đại cương
7 Địa lý kinh tế
8 Khoa học môi trường
9 Quản lý nhà nước về kinh tế
10 Tâm lý học đại cương
11 Xã hội học đại cương
12 Kỹ năng học tập và làm việc
13 Tiếng Anh cơ bản 1
14 Tiếng Anh cơ bản 2
15 Tiếng Anh cơ bản 3
16 Tin học ứng dụng
17 Toán ứng dụng trong kinh tế
18 Lý thuyết xác suất và thống kê toán
19 Giáo dục thể chất
20 Giáo dục quốc phòng – an ninh
II KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
A) Kiến thức của khối ngành
21 Kinh tế vi mô 1
22 Kinh tế vĩ mô 1
23 Nguyên lý kế toán
24 Quản trị học
25 Tài chính – tiền tệ 1
B) Kiến thức ngành, chuyên ngành
Kiến thức chung của ngành
26 Kinh tế vi mô 2
27 Kinh tế vĩ mô 2
28 Kinh tế môi trường
29 Phương pháp nghiên cứu
30 Kinh tế phát triển
31 Marketing căn bản
32 Luật kinh tế
Kiến thức chuyên sâu của ngành
33 Kinh tế nông nghiệp
34 Kinh tế lâm nghiệp
35 Kinh tế nuôi trồng thủy sản
36 Marketing nông nghiệp
37 Phân tích chuỗi giá trị
38 Phân tích chính sách nông nghiệp
39 Quản trị kinh doanh nông nghiệp
40 Thương mại nông sản quốc tế
41 Phân tích lợi ích – chi phí
42 Quản trị chất lượng trong nông nghiệp
43 Quản lý môi trường nông nghiệp
44 Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
45 Kế hoạch kinh doanh nông nghiệp
46 Kinh tế nông hộ và trang trại
47 Hệ thống nông nghiệp và tài nguyên
48 Thị trường và giá cả
49 Thương mại và môi trường
50 Thống kê nông nghiệp
51 Quản trị thương hiệu
52 Lập và phân tích dự án
53 Khởi nhiệp kinh doanh
54 Quản lý chuỗi cung ứng và logistics
Kiến thức bổ trợ
55 Tiếng Anh chuyên ngành
56 Thống kê trong kinh tế và kinh doanh
57 Đánh giá tác động môi trường
58 Logistics quốc tế
59 Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng
60 Kinh tế lượng
Thực tập nghề nghiệp
61 Thực tập nghề nghiệp
Thực tập cuối khóa
62 Khóa luận cuối khóa

6. Việc làm ngành Kinh tế nông nghiệp sau khi ra trường

Ngành kinh tế nông nghiệp cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Các vị trí công việc của ngành bao gồm các chuyên gia kinh tế nông nghiệp, chuyên gia quản lý nông nghiệp, chuyên gia quản lý sản xuất, chuyên gia tài chính nông nghiệp, và nhà phân tích thị trường nông nghiệp.

Các cơ hội việc làm của ngành có thể tìm thấy tại các tổ chức quản lý nông nghiệp, công ty nông nghiệp, tổ chức tài chính, và các cơ quan quản lý nhà nước.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây