Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Kinh doanh nông nghiệp bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
1. Thông tin chung ngành Kinh doanh nông nghiệp
Ngành Kinh doanh nông nghiệp (Mã ngành: 7620114) là ngành học đào tạo các kiến thức về nguyên lý cơ bản của kinh doanh, các môi trường kinh doanh và đặc thù của kinh doanh nông nghiệp, mối quan hệ giữa các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp, ứng dụng các nguyên lý kinh doanh vào trong các hoạt động kinh doanh thực tiễn, áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và hoạt động chế biến nông sản.
Mục tiêu đào tạo:
Sinh viên hoàn thành chương trình học ngành Kinh doanh nông nghiệp sẽ có thể đạt được các kỹ năng:
- Kỹ năng phát hiện, phân tích, đưa ra quyết định giải quyết các vấn đề phát sinh
- Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả với cá nhân, đội nhóm công tác
- Kỹ năng dự báo liên quan tới kinh doanh nông nghiệp
- Khả năng xây dựng dự án đầu tư nông nghiệp
- Kỹ năng quản lý, điều hành công ty kinh doanh lĩnh vực nông lâm thủy sản
2. Các trường tuyển sinh ngành Kinh doanh nông nghiệp
Các trường tuyển sinh ngành Kinh doanh nông nghiệp năm 2022 như sau:
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Trường Đại học Nông lâm TP HCM
- Trường Đại học Kinh tế TP HCM
- Trường Đại học Kinh tế TP HCM Phân hiệu Vĩnh Long
- Trường Đại học Cần Thơ Cơ sở Hòa An
3. Điểm chuẩn ngành Kinh doanh nông nghiệp
Điểm chuẩn ngành Kinh doanh nông nghiệp năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 15.0 – 26.9 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.
4. Các khối thi ngành Kinh doanh nông nghiệp
Ngành Kinh doanh nông nghiệp có thể xét tuyển theo các tổ hợp môn sau:
- Tổ hợp xét tuyển A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- Tổ hợp xét tuyển A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển D01: Văn, Toán, tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- Tổ hợp xét tuyển C02: Văn, Toán, Hóa học
5. Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp
Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp của trường Đại học Kinh tế TP HCM như sau:
Phần | Nội dung chương trình |
I | KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
1 | Triết học Mác – Lênin |
2 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
6 | Ngoại ngữ |
7 | Kinh tế vi mô |
8 | Kinh tế vĩ mô |
9 | Toán dành cho kinh tế và quản trị |
10 | Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh |
11 | Luật kinh doanh |
12 | Nguyên lý kế toán |
13 | Kỹ năng mềm |
14 | Khởi nghiệp kinh doanh |
15 | Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (SCM) |
II | KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
a) | Kiến thức cơ sở ngành |
16 | Kinh tế vi mô ứng dụng |
17 | Kinh tế vĩ mô ứng dụng |
18 | Kinh tế lượng ứng dụng |
19 | Phương pháp nghiên cứu kinh tế |
20 | Kinh tế học tài chính |
21 | Kinh tế quốc tế |
b) | Kiến thức ngành |
22 | Marketing căn bản |
23 | Quản trị học |
24 | Quản trị kinh doanh nông nghiệp |
25 | Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu |
26 | Phân tích kinh doanh |
27 | Logistics quốc tế |
c) | Kiến thức chuyên ngành |
Học phần bắt buộc: | |
28 | Chiến lược kinh doanh nông nghiệp |
29 | Dự án kinh doanh nông nghiệp |
30 | Nghiên cứu thị trường nông nghiệp |
31 | Marketing và quản trị xuất khẩu nông sản |
32 | Chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững |
33 | Thị trường hàng hóa phái sinh |
Học phần tự chọn: | |
34 | Marketing kinh doanh nông nghiệp |
35 | Quản lý thu mua nông sản |
36 | Tài chính kinh doanh nông nghiệp |
37 | Chính sách nông nghiệp và thực phẩm |
38 | Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm |
39 | Thương mại nông nghiệp quốc tế |
d) | Thực tập và tốt nghiệp |
40 | Học kỳ doanh nghiệp |
41 | Khóa luận tốt nghiệp |
6. Việc làm ngành Kinh doanh nông nghiệp
Sinh viên ngành Kinh doanh nông nghiệp được đào tạo định hướng bài bản, có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Các công việc ngành Kinh doanh nông nghiệp có thể đảm nhận các công việc sau:
- Chuyên viên tại các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu nông sản, phòng nghiên cứu thị trường, phòng sản xuất, phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, xuất nhập khẩu…
- Cán bộ công tác tại các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh, thành phố, phòng kinh tế thuộc các quận, huyện