Tìm hiểu ngành Hội họa

1140

Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Hội họa bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Hội họa và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Hội họa là một trong những ngành học mang tính nghệ thuật cao, thuộc nhóm ngành Mỹ thuật.

Nếu bạn yêu thích vẽ vời, muốn theo đuổi đam mê này trong 4 năm đại học tới thì hãy tham khảo những thông tin quan trọng sau nhé.

ngành hội họa

1. Giới thiệu ngành Hội họa

Ngành Hội họa (Mã ngành: 7210103) tập trung đào tạo các tài năng nghệ thuật hội họa có tư duy sáng tạo.

Để theo đuổi ngành hội họa, bạn buộc phải có năng khiếu bẩm sinh để có thể phát triển một cách tốt nhất.

Sinh viên ngành hội họa được đào tạo các kiến thức và kỹ naeng chuyên sâu về mỹ thuật học, điêu khắc, nhiếp ảnh, trang trí bố cục, hình họa, sáng tác mỹ thuật, thiết kế đồ họa…

2. Các trường tuyển sinh ngành Hội họa

Các ngành tuyển sinh ngành Hội họa năm 2022 như sau:

Các trường đại học

Các trường cao đẳng

  • Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc
  • Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội
  • Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nam Định
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

3. Điểm chuẩn ngành Hội họa

Điểm chuẩn ngành Hội họa năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 17.5  – 25.5 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.

4. Các khối xét tuyển ngành Hội họa

Các khối thi có thể sử dụng để xét tuyển ngành Hội họa như sau:

Các khối xét tuyển ngành Hội họa bao gồm:

  • Tổ hợp xét tuyển H00 (Văn, Năng khiếu vẽ 1, Năng khiếu vẽ 2)
  • Tổ hợp xét tuyển H07 (Toán, Hình họa, Trang trí)

5. Chương trình đào tạo ngành Hội họa

Khung chương trình học ngành Hội họa của trường Đại học Nghệ thuật Huế như sau:

Phần Nội dung học
I KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
1 Những NLCB của CN Mác Lênin
2 Đường lối CM của Đảng CSVN
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Lịch sử triết học phương Tây
5 Tin học đại cương
6 Anh văn 1
7 Anh văn 2
8 Anh văn 3
9 Anh văn 4
10 Cơ sở văn hóa VN
11 Mỹ học đại cương
12 Lịch sử mỹ thuật VN 1
13 Lịch sử mỹ thuật VN 2
14 Lịch sử mỹ thuật thế giới 1
15 Lịch sử mỹ thuật thế giới 2
16 Mỹ thuật học
17 Tin học chuyên ngành
18 Nghệ thuật học đại cương
19 Anh văn chuyên ngành
20 Mỹ học chuyên ngành
21 Phương pháp NCKH
22 Đường lối VH-VN của Đảng
23 Giáo dục thể chất 1
24 Giáo dục thể chất 2
25 Giáo dục quốc phòng (165 tiết)
II KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
Kiến thức cơ sở ngành
26 Nghiên cứu mỹ thuật cổ
27 Giải phẫu tạo hình 1
28 Giải phẫu tạo hình 2
29 Giải phẫu tạo hình 3
30 Định luật xa gần 1
31 Định luật xa gần 2
32 Đạc họa
Kiến thức chung của ngành
33 Hình họa 1
34 Hình họa 2
35 Hình họa 3
36 Hình họa 4
37 Hình họa 5
38 Hình họa 6
39 Trực họa 1
40 Trực họa 2
41 Trực họa 3
42 Trực họa 4
43 Cơ sở tạo hình 1
44 Cơ sở tạo hình 2
45 Cơ sở tạo hình 3
46 Cơ sở tạo hình 4
47 Điêu khắc/Nghệ thuật không gian
48 Thâm nhập thực tế 2*
49 Thâm nhập thực tế 3
50 Thâm nhập thực tế 4
51 Thâm nhập thực tế 5
Kiến thức chuyên ngành
52 Chất liệu Hội họa 1
53 Chất liệu Hội họa 2
54 Chất liệu Hội họa 3
55 Chất liệu Hội họa 4
56 Chất liệu Hội họa 5
57 Chất liệu Hội họa 6
58 Chất liệu Đa phương tiện 1
59 Chất liệu Đa phương tiện 2
60 Sáng tác 1
61 Sáng tác 2
62 Sáng tác 3
63 Sáng tác 4
64 Sáng tác 5
III THI TỐT NGHIỆP
65 Khóa luận tốt nghiệp
66 Tác phẩm tốt nghiệp

6. Việc làm ngành Hội họa

Ít ai nói về cơ hội việc làm ngành hội họa bởi lẽ mặc định người theo học hội họa ra trường sẽ trở thành những nghệ sĩ hội họa hay còn gọi là họa sĩ.

Tuy nhiên, nếu bạn không muốn làm công việc này thì có thể tham khảo một số công việc phù hợp với ngành hội họa như sau:

  • Graphic Design (Thiết kế đồ họa) tại các công ty hoặc có thể làm freelancer
  • Designer (Nhân viên thiết kế)
  • Thiết kế và chỉnh sửa video: Một công việc đang rất phát triển dựa theo các ứng dụng video ngắn hiện nay
  • 2D Game Artist

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây