Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Giáo dục mầm non bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
1. Thông tin chung ngành Giáo dục mầm non
Ngành Giáo dục mầm non hay Sư phạm Mầm non (Mã ngành: 7140201) là ngành học đào tạo cử nhân kiến thức khoa học giáo dục mầm non về tổ chức quản lý, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
Các kiến thức và kỹ năng yêu cầu đạt được bao gồm:
- Kiến thức về tâm lí học và giáo dục mầm non
- Kỹ năng tổ chức hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
- Kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non và quản lý trẻ mầm non
Cử nhân tốt nghiệp ngành Giáo dục mầm non có khả năng:
- Tổ chức các hoạt động chăm sóc trẻ mầm non như vệ sinh trẻ, vệ sinh môi trường học, xây dựng chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể chất, phát hiện và xử lí sơ cứu các vấn đề liên quan tới sức khỏe của trẻ.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non như hoạt động lễ hội, phát triển ngôn ngữ, làm quen biểu tượng toán học, hoạt động âm nhạc, mỹ thuật và giáo dục thể chất.
2. Các trường tuyển sinh ngành Giáo dục mầm non
Danh sách các trường tuyển sinh ngành Giáo dục mầm non năm 2022 như sau:
2.1 Đào tạo đại học
Các trường đại học tuyển sinh ngành Giáo dục mầm non hệ đại học chính quy năm 2022:
Khu vực miền Bắc
- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Trường Đại học Tân Trào
- Trường Đại học Hoa Lư
- Trường Đại học Hải Phòng
- Trường Đại học Tây Bắc
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
- Trường Đại học Vinh
- Trường Đại học Tây Nguyên
- Trường Đại học Hồng Đức
- Trường Đại học Phú Yên
- Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
- Trường Đại học Quảng Nam
- Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
- Trường Đại học Quảng Bình
- Trường Đại học Hà Tĩnh
- Trường Đại học Đông Á
- Trường Đại học Sư phạm Huế
- Trường Đại học Quy Nhơn
Khu vực miền Nam
- Trường Đại học Sài Gòn
- Trường Đại học Sư phạm TPHCM
- Trường Đại học Đồng Tháp
- Trường Đại học Thủ Dầu Một
- Trường Đại học An Giang
- Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Trường Đại học Trà Vinh
- Trường Đại học Đồng Nai
- Đại học Cửu Long
2.1 Đào tạo Cao đẳng
Các trường đại học hoặc cao đẳng tuyển sinh ngành Giáo dục mầm non hệ cao đẳng chính quy năm 2022:
- Trường Đại học Hạ Long (hệ cao đẳng)
- Trường Đại học Thái Nguyên Phân hiệu Lào Cai (hệ CĐ)
- Trường Đại học Phạm Văn Đồng (hệ cao đẳng)
- Trường Đại học Bạc Liêu (hệ cao đẳng)
- Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
- Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
- Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh
- Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình
- Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn
- Trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu
- Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
- Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng
- Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên
- Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
- Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang
- Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM
- Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
- Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình
- Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
- Trường Cao đẳng Sơn La
3. Điểm chuẩn ngành Giáo dục mầm non
Điểm chuẩn ngành Giáo dục mầm non năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 19.0 – 27.5 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.
4. Các khối xét tuyển ngành Giáo dục mầm non
Các khối thi có thể sử dụng để xét tuyển ngành Giáo dục mầm non như sau:
- Tổ hợp xét tuyển M00: Toán, Văn, Đọc diễn cảm – Hát
- Tổ hợp xét tuyển M01: Văn, Kể chuyện – Đọc diễn cảm, Hát – Nhạc
- Tổ hợp xét tuyển M02: Văn, Địa, Đọc diễn cảm, Hát, Kể chuyện
- Tổ hợp xét tuyển M03: Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
- Tổ hợp xét tuyển M05: Văn, Sử, NK1
- Tổ hợp xét tuyển M06: Văn, Toán, Năng khiếu
- Tổ hợp xét tuyển M07: Văn, Địa, Đọc diễn cảm, Hát
- Tổ hợp xét tuyển M08: Văn, Đọc kể diễn cảm, Hát
- Tổ hợp xét tuyển M09: Toán, Đọc kể diễn cảm, Hát
- Tổ hợp xét tuyển M10: Toán, Tiếng Anh, Năng khiếu mầm non
- Tổ hợp xét tuyển M11: Văn, Anh, NK1
- Tổ hợp xét tuyển M13: Toán, Sinh, Năng khiếu
- Tổ hợp xét tuyển M14: Toán, Địa, Đọc diễn cảm – Hát
- Tổ hợp xét tuyển N00: Văn, Thẩm âm, Hát
- Tổ hợp xét tuyển C14: Văn, Toán, GDCD
- Tổ hợp xét tuyển C19: Văn, Lịch sử, GDCD
- Tổ hợp xét tuyển C20: Văn, Địa lí, GDCD
- Tổ hợp xét tuyển A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- Tổ hợp xét tuyển B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- Tổ hợp xét tuyển C00: Văn, Sử, Địa
- Tổ hợp xét tuyển D01: Văn, Toán, tiếng Anh
5. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non
Khung chương trình học ngành Giáo dục mầm non Khóa 47 năm 2021 của trường Đại học Sư phạm TPHCM như sau:
Phần | Nội dung học phần |
I | HỌC PHẦN CHUNG |
1 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin |
2 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
3 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
4 | Pháp luật đại cương |
5 | Tâm lý học đại cương |
6 | Ngoại ngữ HP1 |
7 | Ngoại ngữ HP2 |
8 | Ngoại ngữ HP3 |
9 | Tin học căn bản |
10 | Giáo dục thể chất 1 |
11 | Giáo dục thể chất 2 |
12 | Giáo dục thể chất 3 |
13 | Giáo dục QP – HP1 |
14 | Giáo dục QP – HP2 |
15 | Giáo dục QP – HP3 |
16 | Giáo dục QP – HP4 |
II | HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH |
1. Cơ sở ngành | |
Các học phần bắt buộc | |
17 | Giáo dục học đại cương |
18 | Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục |
19 | Mỹ thuật cơ bản |
20 | Âm nhạc cơ bản |
21 | Múa cơ bản |
22 | Sinh lý đại cương và Sinh lý trẻ em |
23 | Toán cơ sở (Mầm non) |
24 | Tiếng Việt (Mầm non) |
25 | Văn học thiếu nhi (Mầm non) |
Các học phần tự chọn (Chọn 4 tín chỉ) | |
26 | Mỹ thuật phần non |
27 | Hướng dẫn vẽ theo chủ đề |
28 | Âm nhạc mầm non |
29 | Múa mầm non |
30 | Dàn dựng chương trình ca múa, nhạc mầm non |
31 | Văn học dân gian (Mầm non) |
2. Chuyên ngành | |
Các học phần bắt buộc | |
32 | Nhập môn nghề giáo viên (Mầm non) |
33 | Bệnh trẻ em và sơ cấp cứu |
34 | Dinh dưỡng trẻ em |
35 | Vệ sinh trẻ em |
36 | Tâm lý học mầm non 1 |
37 | Tâm lý học mầm non 2 |
38 | Giáo dục học mầm non |
39 | Tổ chức hoạt động vui chơi |
40 | Lý luận dạy học mầm non |
41 | Phát triển chương trình giáo dục mầm non |
42 | Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non |
43 | Phương pháp khám phá khoa học và xã hội |
44 | Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán |
45 | Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non |
46 | Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học |
47 | Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non |
48 | Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non |
49 | Cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non |
50 | Đánh giá trong giáo dục mầm non |
Các học phần tự chọn (Chọn 8 tín chỉ) | |
51 | Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ mầm non |
52 | Tìm kiếm và sử dụng các nguồn tư liệu trong dạy học mầm non |
53 | Đồ chơi trẻ em |
54 | Giao tiếp sư phạm mầm non |
55 | Các mô hình giáo dục mầm non trên thế giới |
56 | Gia đình, cộng đồng và trẻ thơ |
57 | Chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông |
58 | Giáo dục hòa nhập |
III | HỌC PHẦN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP |
59 | Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 1 |
60 | Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 2 |
61 | Thực tập sư phạm |
IV | KHÓA LUẬN HOẶC HỌC PHẦN THAY THẾ |
Sinh viên chọn 1 trong các hình thức sau: | |
62 | Lựa chọn 1: Thực hiện 1 khóa luận tốt nghiệp |
Lựa chọn 2: Tích lũy 2 học phần với thời lượng 6 tín chỉ từ các học phần dưới đây: | |
63 | Các lý thuyết về sự phát triển tâm lý trẻ em |
64 | Thiết kế và sử dụng môi trường giáo dục trong trường mầm non |
65 | Quản lý và lãnh đạo giáo dục mầm non |
V | TỰ CHỌN TỰ DO |
6. Việc làm ngành Giáo dục mầm non
Cử nhân ngành Giáo dục mầm non sau khi ra trường có nhiều cơ hội việc làm như sau:
- Giáo viên tại các trường mầm non, trường mẫu giáo và nhà trẻ
- Công tác quản lý giáo dục mầm non các cấp, giáo dục trẻ tại xã, phường…