Tìm hiểu ngành Giáo dục Chính trị

1497

Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Giáo dục chính trị bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Giáo dục chính trị và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

ngành giáo dục chính trị

1. Thông tin chung ngành Giáo dục chính trị

Ngành Giáo dục Chính trị (Mã ngành: 7140205) là ngành học đào tạo Cử nhân Giáo dục chính trị có kiến thức chuyên sâu về khoa học lý luận chính trị và khoa học giáo dục có đầy đủ kỹ năng sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, có khả năng giảng dạy và nghiên cứu các môn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao đẳng, trường nghề, trường chính trị cấp tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị, môn giáo dục công dân bậc phổ thông hoặc làm việc tại các cơ quan của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội.

2. Các trường tuyển sinh ngành Giáo dục chính trị

Năm 2022 có 14 trường đại học trên cả nước tuyển sinh ngành Giáo dục Chính trị. Các bạn có thể tìm kiếm theo từng khu vực và lựa chọn 1 trường học phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Giáo dục Chính trị như sau:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Khu vực miền Nam

3. Điểm chuẩn ngành Giáo dục Chính trị

Điểm chuẩn ngành Giáo dục Chính trị năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 19.0 – 28.25 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.

4. Các khối xét tuyển ngành Giáo dục chính trị

Các khối thi có thể sử dụng để xét tuyển ngành Giáo dục Chính trị như sau:

  • Mã tổ hợp xét tuyển A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • Mã tổ hợp xét tuyển B00: Toán, Hóa học, Sinh
  • Mã tổ hợp xét tuyển C00: Văn, Lịch sử, Địa lí
  • Mã tổ hợp xét tuyển C14: Văn, Toán, GDCD
  • Mã tổ hợp xét tuyển C15: Văn, Toán, KHXH
  • Mã tổ hợp xét tuyển C19: Văn, Lịch sử, GDCD
  • Mã tổ hợp xét tuyển C20: Văn, Địa lí, GDCD
  • Mã tổ hợp xét tuyển D01: Văn, Toán, Tiếng Anh
  • Mã tổ hợp xét tuyển D14: Văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • Mã tổ hợp xét tuyển D66: Văn, GDCD, Tiếng Anh

5. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục chính trị

Chương trình học ngành Giáo dục Chính trị của trường Đại học Tây Bắc mới nhất:

Phần Nội dung học
I HỌC PHẦN CHUNG
Học phần bắt buộc
1 Pháp luật đại cương
2 Tâm lý học đại cương
3 Ngoại ngữ HP1
4 Ngoại ngữ HP2
5 Ngoại ngữ HP3
6 Tin học căn bản
7 Giáo dục thể chất 1
8 Giáo dục thể chất 2
9 Giáo dục thể chất 3
10 HPI: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam
11 HPII: Công tác quốc phòng và an ninh
12 HPIII: Quân sự chung
13 HPIV: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật
II HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN
Cơ sở ngành
14 Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục kinh tế và Pháp luật
15 Logic học đại cương
16 Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
17 Pháp luật Việt Nam đại cương
18 Lịch sử triết học trước Mác
19 Lịch sử các học thuyết kinh tế
20 Lịch sử tư tưởng XHCN
21 Lịch sử kinh tế quốc dân
22 Tôn giáo học
23 Cơ sở văn hóa Việt Nam
24 Lịch sử Triết học Mác – Lênin
25 Tác phẩm Hồ Chí Minh
26 Xây dựng Đảng
27 Các trào lưu triết học phương Tây hiện đại
28 Kinh tế học đại cương
29 Chính trị học đại cương
Chuyên ngành
Các học phần bắt buộc
30 Triết học Mác – Lênin
31 Kinh tế chính trị Mác – Lênin (chuyên ngành)
32 Chủ nghĩa xã hội khoa học (chuyên ngành)
33 Tư tưởng Hồ Chí Minh (chuyên ngành)
34 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (chuyên ngành)
35 Xã hội học đại cương
36 Giáo dục gia đình
37 Đạo đức học
38 Văn hóa học
39 Mỹ học đại cương
40 Đạo đức Hồ Chí Minh
41 Hiến pháp và định chế chính trị
42 Giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn GDKT&PL
43 Chuyên đề Triết học
44 Chuyên đề Kinh tế chính trị
45 Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học
46 Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh
47 Chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Các học phần tự chọn
48 Kinh tế phát triển
49 Kinh tế quốc tế
50 Giới và bình đẳng giới
51 Quyền con người, quyền công dân
52 Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh
53 Môi trường và phát triển bền vững
III HỌC PHẦN NGHỀ NGHIỆP
Học phần bắt buộc
Học phần cơ sở chung
54 Nhập môn nghề giáo
55 Giáo dục học đại cương
56 Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thông
57 Tâm lý học giáo dục
58 Giao tiếp sư phạm
59 Phân tích, phát triển chương trình môn GDKT&PL
60 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDKT&PL
61 Lý luận và phương pháp dạy học môn GDKT&PL
62 Thực hành dạy học môn GDKT&PL
63 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy hoc môn GDKT&PL
64 Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật
65 Nghiên cứu thực tế GDCD
Thực hành nghề nghiệp
66 Rèn luyện nghiệp vụ SP thường xuyên
67 Thực tập sư phạm 1
68 Thực tập sư phạm 2
Các học phần tự chọn
IV KHÓA LUẬN, TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU HOẶC HỌC PHẦN THAY THẾ
Người học lựa chọn 1 trong các hình thức sau:
Hình thức 1: Thực hiện 1 khóa luận (6 tín chỉ)
Hình thức 2: Thực hiện 1 tiểu luận nghiên cứu khoa học (3 tín chỉ) và tích lũy thêm 1 học phần (3 tín chỉ) từ các học phần tự chọn dưới đây (từ số 70 – 73)
Lựa chọn 3: Tích lũy 2 học phần với tổng thời lượng 6 tín chỉ từ các học phần tự chọn dưới đây:
69 Sản phẩm nghiên cứu khoa học
70 Chuyên đề Đạo đức học
71 Chuyên đề Văn hóa học
72 Chuyên đề Phương pháp dạy học
73 Chuyên đề Pháp luật học
V TỰ CHỌN TỰ DO

6. Việc làm ngành Giáo dục chính trị

Cử nhân Giáo dục chính trị sau khi ra trường có thể làm những công việc phù hợp với ngành học như sau:

  • Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân tại trường THPT
  • Giảng viên dạy các môn Khoa học Mác – Leenin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học, cao đẳng, trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị, giáo viieen giảng dạy lý luận chính trị…
  • Công tác tại các cơ quan nhà nước, các cấp, tổ chức Đảng, các cấp, tổ chức chính trị xã hội các cấp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây