Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Du lịch bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Du lịch và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
1. Thông tin chung ngành Du lịch
Ngành Du lịch (Tourism) là một ngành kinh tế đầu tư và kinh doanh đa dạng, tổng hợp các hoạt động liên quan đến việc khách du lịch và cung cấp các dịch vụ về nghỉ dưỡng, ăn uống, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng kỳ nghỉ.
Mục tiêu đào tạo:
- Hiểu và vận dụng các kiến thức vào trong quy hoạch, đầu tư du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của các địa phương, doanh nghiệp kinh doanh du lịch
- Nắm được các kiến thức chuyên môn để xây dựng văn hóa doanh nghiệp du lịch, tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch phù hợp với yêu cầu của các địa phương
- Hiểu biết và nắm được cách sử dụng phù hợp các kiến thức nhằm phát triển du lịch cộng đồng
2. Các trường tuyển sinh ngành Du lịch
Các trường tuyển sinh ngành Du lịch năm 2022 như sau:
- Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
- Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Trường Du lịch – Đại học Huế
- Trường Đại học Phenikaa
- Trường Đại học Sài Gòn
- Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Trường Đại học Mở TP HCM
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Trường Đại học Hùng Vương
- Trường Đại học Hồng Đức
- Trường Đại học Văn hóa TP HCM
- Trường Đại học Hoa Lư
- Trường Đại học Văn Hiến
- Trường Đại học Tây Đô
- Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên
- Trường Đại học Duy Tân
- Trường Đại học Vinh
- Trường Đại học Phạm Văn Đồng
- Trường Đại học Tiền Giang
- Trường Đại học Kinh tế – Công nghệ Thái Nguyên
- Trường Đại học Kiên Giang
- Đại học Quốc gia TP HCM Phân hiệu Bến Tre
- Trường Đại học Văn Lang
- Trường Đại học Thái Bình Dương
3. Điểm chuẩn ngành Du lịch
Điểm chuẩn ngành Du lịch năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 15.0 – 24.75 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.
4. Các khối thi ngành Du lịch
Ngành Du lịch có thể xét tuyển theo các tổ hợp môn sau:
- Tổ hợp xét tuyển C00: Văn, Lịch sử, Địa lí
- Tổ hợp xét tuyển D01: Văn, Toán, tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- Tổ hợp xét tuyển D14: Văn, Lịch sử, Tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển D15: Văn, Địa lí, Tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển C04: Văn, Toán, Địa lí
- Tổ hợp xét tuyển D10: Toán, Địa lí, Tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển C15: Văn, Toán, Khoa học xã hội
- Tổ hợp xét tuyển C20: Văn, Địa lí, GDCD
- Tổ hợp xét tuyển C03: Văn, Toán, Lịch s
- Tổ hợp xét tuyển C14: Văn, Toán, GDCD
- Tổ hợp xét tuyển C19: Văn, Lịch sử, GDCD
- Tổ hợp xét tuyển D03: Văn, Toán, tiếng Pháp
- Tổ hợp xét tuyển A07: Toán, Lịch sử, Địa lí
- Tổ hợp xét tuyển D66: Văn, GDCD, Tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển D78: Văn, KHXH, Tiếng Anh
- Tổ hợp xét tuyển D90: Toán, KHTN, Tiếng Anh
5. Chương trình đào tạo ngành Du lịch
Tham khảo chương trình học ngành Du lịch của Trường Du lịch – Đại học Huế như sau:
Phần | Nội dung đào tạo |
I | KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
1 | Triết học Mác – Lênin |
2 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
5 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
6 | Tin học đại cương |
7 | Toán ứng dụng trong kinh tế |
8 | Hướng nghiệp |
9 | Pháp luật đại cương |
10 | Kinh tế vi mô |
11 | Kinh tế vĩ mô |
12 | Quản trị học |
13 | Ngoại ngữ 1 |
14 | Ngoại ngữ 2 |
15 | Ngoại ngữ 3 |
II | KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
A) | Kiến thức cơ sở ngành |
16 | Cơ sở văn hoá Việt Nam |
17 | Tổng quan du lịch |
18 | Kinh tế lượng |
19 | Nguyên lý kế toán |
20 | Thống kê kinh doanh và kinh tế |
21 | Marketing căn bản |
22 | Quản trị nguồn nhân lực du lịch |
23 | Quản trị tài chính du lịch & khách sạn |
24 | Ngoại ngữ chuyên ngành 1 |
25 | Ngoại ngữ chuyên ngành 2 |
B) | Kiến thức ngành |
26 | Kinh tế du lịch |
27 | Quy hoạch du lịch |
28 | Marketing du lịch |
29 | Chiến lược kinh doanh du lịch & khách sạn |
30 | Quản lý văn hóa với phát triển du lịch |
31 | Văn hoá đa quốc gia |
32 | Quản lý hệ thống thông tin du lịch |
33 | Quản trị chất lượng dịch vụ |
34 | Luật kinh tế |
35 | Lễ tân ngoại giao |
36 | Tâm lý du khách |
37 | Hệ thống tuyến điểm du lịch |
38 | Thiết kế điều hành chương trình du lịch |
39 | Du lịch lễ hội và sự kiện |
40 | Du lịch ẩm thực |
41 | Quản trị dịch vụ spa và chăm sóc sức khoẻ |
42 | Quản lý vận chuyển du lịch |
43 | Quản trị khu vui chơi giải trí |
44 | Nhập môn quản trị khách sạn |
45 | Nhập môn quản trị nhà hàng |
46 | Nhập môn quản trị lữ hành |
47 | Nhập môn thương mại điện tử |
48 | Quản trị quan hệ khách hàng |
49 | Phương pháp nghiên cứu trong du lịch |
50 | Kế toán tài chính |
51 | Giao tiếp trong kinh doanh |
52 | Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp |
53 | Văn hoá và du lịch |
C) | Kiến thức chuyên ngành |
54 | Quản lý điểm đến |
55 | Quản lý du lịch bền vững |
56 | Quản lý tài nguyên du lịch |
57 | Quản lý doanh nghiệp du lịch |
58 | Lập và quản lý dự án du lịch |
D) | Thực tập, kiến tập |
59 | Thực tập nghiệp vụ 1 |
60 | Thực tập nghiệp vụ 2 |
61 | Thực tập quản lý |
E) | Khóa luận tốt nghiệp hoặc học phần chuyên môn thay thế |
62 | Làm khóa luận |
63 | hoặc học phần thay thế khóa luận |
64 | Chuyên đề tổng hợp |
65 | Chuyên đề tốt nghiệp |
6. Việc làm ngành Du lịch sau khi ra trường
Ngành du lịch là một ngành kinh doanh đa dạng với rất nhiều cơ hội việc làm. Các công việc liên quan đến du lịch bao gồm các chuyên viên du lịch, hướng dẫn viên, quản lý khách sạn, nhân viên bán hàng vé máy bay, nhân viên marketing du lịch, nhân viên tư vấn du lịch, nhân viên kinh doanh du lịch và nhiều hơn nữa. Mức lương tùy thuộc vào chức vụ và kinh nghiệm của mỗi cá nhân.