Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Điêu khắc bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Điêu khắc và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Điêu khắc là ngành học thuộc nhóm ngành Năng khiếu và ứng dụng mỹ thuật. Số lượng trường tuyển sinh ngành học này hiện nay không nhiều.
Nếu bạn đang quan tâm tới ngành học này thì hãy tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết sau đây nhé.
1. Giới thiệu ngành Điêu khắc
Ngành Điêu khắc (Mã ngành: 7210105) là ngành học đào tạo cử nhân họa sĩ điêu khắc, sáng tạo phù điêu, tượng trang trí bên trong, bên ngoài của các công trình kiến trúc, tượng doanh nhân, tượng đại trên các loại chất liệu như đá, xi măng, đồng,…
Ngành Điêu khắc thuộc lĩnh vực nghệ thuật hội họa. Các sản phẩm điêu khắc được tạo nên từ các chất liệu khác nhau. Ngày nay, con người còn mở rộng lĩnh vực điêu khắc sang điêu khắc âm thanh, ánh sáng
Sinh viên ngành điêu khắc sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên sâu về:
- Kiến thức về các chất liệu được sử dụng trong điêu khắc như gỗ, đá, kim loại và sự phù hợp của từng chất liệu với mỗi sản phẩm
- Cách sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị chuyên dụng trong chế tác điêu khắc và hoàn thiện sản phẩm
- Các kiến thức về điêu khắc ứng dụng như lịch sử mỹ thuật điêu khắc, mỹ học, thẩm mỹ xã hội,…
- Các kiến thức điêu khắc về nhiều loại sản phẩm như điêu khắc phù điêu, tượng tròn, hoa văn, chế tác đồ thủ công mỹ nghệ, …
- Các kỹ năng quan trọng trong quản lý và phân công công việc theo đội nhóm để hoàn thành sản phẩm.
2. Các trường tuyển sinh ngành Điêu khắc
Các trường tuyển sinh ngành Điêu khắc năm 2022 như sau:
- Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
- Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
- Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Trường Đại học Nghệ thuật Huế
- Trường Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh
3. Điểm chuẩn ngành Điêu khắc
Điểm chuẩn ngành Điêu khắc năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 18 – 21.25 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.
4. Các khối xét tuyển ngành Điêu khắc
Các khối thi có thể sử dụng để xét tuyển ngành Điêu khắc như sau:
- Tổ hợp xét tuyển H00 (Văn, Năng khiếu vẽ 1, Năng khiếu vẽ 2)
- Tổ hợp xét tuyển H07 (Toán, Hình họa, Trang trí)
5. Chương trình đào tạo ngành Điêu khắc
Khung chương trình đào tạo ngành Điêu khắc của trường Đại học Nghệ thuật Huế như sau:
Phần | Nội dung học |
I | KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Lịch sử triết học phương Đông |
6 | Lịch sử triết học phương Tây |
7 | Tin học đại cương |
8 | Anh văn 1 |
9 | Anh văn 2 |
10 | Anh văn 3 |
11 | Anh văn 4 |
12 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
13 | Mỹ học đại cương |
14 | Nghệ thuật học đại cương |
15 | Mỹ thuật học |
16 | Phương pháp Nghiên cứu khoa học |
17 | Đường lối văn hóa nghệ thuật của Đảng |
18 | Mỹ học chuyên ngành |
19 | Tin học chuyên ngành |
20 | Anh văn chuyên ngành |
21 | Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam 1 |
22 | Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam 2 |
23 | Lịch sử Mỹ thuật Thế giới 1 |
24 | Lịch sử Mỹ thuật Thế giới 2 |
25 | Giáo dục thể chất |
26 | Giáo dục quốc phòng |
II | KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
Kiến thức cơ sở ngành | |
27 | Giải phẫu tạo hình 1 |
28 | Giải phẫu tạo hình 2 |
29 | Giải phẫu tạo hình 3 |
30 | Định luật xa gần 1 |
31 | Định luật xa gần 2 |
32 | Đạc họa |
33 | Nghiên cứu Mỹ thuật cổ |
Kiến thức chung ngành | |
34 | Hình họa 1 |
35 | Hình họa 2 |
36 | Tượng tròn 1 |
37 | Tượng tròn 2 |
38 | Tượng tròn 3 |
39 | Tượng tròn 4 |
40 | Tượng tròn 5 |
41 | Tượng tròn 6 |
42 | Phù điêu 1 |
43 | Phù điêu 2 |
44 | Phù điêu 3 |
45 | Phù điêu 4 |
46 | Phù điêu 5 |
47 | Phù điêu 6 |
48 | Thâm nhập thực tế 1 |
49 | Thâm nhập thực tế 2 |
50 | Thâm nhập thực tế 3 |
51 | Thâm nhập thực tế 4 |
Kiến thức chuyên ngành | |
52 | Sáng tác Tượng tròn 1 |
53 | Sáng tác Tượng tròn 2 |
54 | Sáng tác Tượng tròn 3 |
55 | Sáng tác Tượng tròn 4 |
56 | Sáng tác Phù điêu 1 |
57 | Sáng tác Phù điêu 2 |
58 | Sáng tác Phù điêu 3 |
59 | Sáng tác Phù điêu 4 |
60 | Bố cục tạo hình 1 |
61 | Bố cục tạo hình 2 |
62 | Bố cục chất liệu 1 |
63 | Bố cục chất liệu 2 |
64 | Bố cục chất liệu 3 |
65 | Bố cục chất liệu 4 |
66 | Phác thảo tượng đài 1 |
67 | Phác thảo tượng đài 2 |
68 | Mô hình cho tượng đài 1 |
69 | Mô hình cho tượng đài 2 |
III | THI TỐT NGHIỆP |
70 | Khóa luận |
71 | Tác phẩm |
6. Việc làm ngành Điêu khắc
Các công việc mà sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Điêu khắc có thể hướng tới như:
- Làm việc tại các công ty thiết kế hay vị trí thiết kế cho các công ty
- Nhân viên tại các xưởng chế tác điêu khắc
- Giảng dạy về điêu khắc tại các đơn vị giáo dục
- Các công việc nghiên cứu mỹ thuật tại viện nghiên cứu
- Làm việc tại các phòng triển lãm nghệ thuật
- …