Tìm hiểu ngành Công nghệ may

765

Tổng hợp các thông tin quan trọng về ngành Công nghệ may bao gồm giới thiệu chung, các trường tuyển sinh, các khối thi, chương trình đào tạo ngành Công nghệ may và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

ngành công nghệ may

1. Thông tin chung ngành Công nghệ may

Ngành Công nghệ may (Mã ngành: 7540205) là một ngành nghề liên quan đến sản xuất và cung cấp các sản phẩm may mặc, bao gồm quần áo, giày dép, túi xách và các sản phẩm may mặc khác.

Ngành học này sử dụng các kỹ thuật và công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt với chi phí thấp. Các công ty trong ngành này có thể sản xuất các sản phẩm cho các thương hiệu hoặc cho bán trực tiếp cho khách hàng.

Ngành Công nghệ may đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang con người với những mẫu mã đa dạng, đảm bảo về thẩm mỹ, sản lượng sản xuất, nặng lực cạnh tranh khi tham gia xuất khẩu.

2. Các trường tuyển sinh ngành Công nghệ may

Các trường tuyển sinh ngành Công nghệ may năm 2022 như sau:

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ may

Điểm chuẩn ngành Công nghệ may năm 2021 của các trường đại học trên dao động trong khoảng 16.0 – 25.0 điểm tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển và phương thức tuyển sinh từng trường.

4. Các khối thi ngành Công nghệ may

Ngành Công nghệ may có thể xét tuyển theo các tổ hợp môn sau:

  • Tổ hợp xét tuyển A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Tổ hợp xét tuyển A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Tổ hợp xét tuyển D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Tổ hợp xét tuyển A09 (Toán, Địa lí, GDCD)
  • Tổ hợp xét tuyển B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Tổ hợp xét tuyển C04 (Văn, Toán, Địa lí)
  • Tổ hợp xét tuyển D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • Tổ hợp xét tuyển D90 (Toán, KHTN, Tiếng Anh)
  • Tổ hợp xét tuyển H00 (Văn, Năng khiếu vẽ 1, Năng khiếu vẽ 2)

5. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ may

Tham khảo chương trình đào tạo ngành Công nghệ may của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM như sau:

Phần Nội dung học phần
I KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Học phần bắt buộc:
1 Những NLCB của CN Mác – Lênin
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh
3 Đường lối cách mạng của ĐCSVN
4 Pháp luật đại cương
5 Toán 1, 2
6 Đồ họa ứng dụng (CNM)
7 Thống kê toán học cho kỹ sư
8 Vật lý đại cương 1, 2
9 Thí nghiệm vật lý 1
10 Hoá học cho kỹ thuật
11 Giáo dục thể chất 1, 2, 3
12 Giáo dục quốc phòng
Học phần tự chọn:
13 Tin học dành cho kỹ sư (các khoa quản ngành đề xuất nội
14 Kinh tế học đại cương
15 Nhập môn quản trị chất lượng
16 Nhập môn Quản trị học
17 Nhập môn Logic học
18 Cơ sở văn hóa Việt Nam
19 Nhập môn Xã hội học
20 Tâm lý học kỹ sư
21 Tư duy hệ thống
22 Kỹ năng học tập đại học
23 Kỹ năng xây dựng kế hoạch
24 Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật
25 Phương pháp nghiên cứu khoa học
26 Nguyên liệu dệt
27 Thẩm mỹ học
II KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
A) Kiến thức cơ sở nhóm ngành và ngành
Học phần bắt buộc:
28 Thiết bị may CN & bảo trì
29 Hệ thống cỡ số trang phục
30 Nguyên phụ liệu may
31 Công nghệ SX ngành may
Học phần tự chọn:
32 Quản lý kho
33 Anh văn chuyên ngành
34 Mỹ thuật trang phục
35 Công nghệ hoàn tất vải
36 Thêu vi tính
37 Vật liệu dệt thông minh
B1) Kiến thức chuyên ngành (cho các môn học lý thuyết và thí nghiệm)
  Học phần bắt buộc:
Chuyên ngành Lý thuyết
38 Kỹ thuật may cơ bản
39 Thiết kế trang phục nam CB
40 Thiết kế trang phục nữ CB
41 Thiết kế trang phục nữ NC
42 Thiết kế trang phục nam NC
43 Chuẩn bị sx  ngành may
44 Quản lý chất lượng TP
45 Quản lý SX ngành may
46 Quản lý đơn hàng ngành may
47 Lập kế hoạch ngành may
48 Công nghệ CAD ngành may
49 Đồ án công nghệ
50 Đồ án thiết kế
Chuyên ngành Thực tế XN
51 Chuyên đề thực tế (CNM)
B2) Kiến thức chuyên ngành (các môn học thực hành xưởng, thực tập công nghiệp)
Chuyên ngành thực hành xưởng
52 TH Thiết kế trang phục nam CB
53 TH Thiết kế trang phục nữ CB
54 TH Thiết kế trang phục nữ NC
55 TH Thiết kế trang phục nam NC
56 TH chuẩn bị sx ngành may
57 TH Công nghệ CAD ngành may
Chuyên ngành thực tập tốt nghiệp
58 Thực tập tốt nghiệp
Học phần tự chọn
59 Thiết kế trang phục bảo hộ lao động
60 Thiết kế trang phục công sở
61 Thiết kế trang phục cưới
62 Thiết kế Jacket, traincoat
63 Thiết kế trang phục lót, áo tắm
64 Thiết kế thời trang trên Dressform
65 Thiết kế nón túi xách
66 Thiết kế giày
67 Thiết kế nhà xưởng & lắp đặt thiết bị
68 Cải tiến sản xuất ngành may
69 Tự động hóa các quá trình sản xuất ngành may
70 Quản trị thương hiệu trang phục
71 Công nghệ in – thêu
72 Công nghệ Wash sản phẩm may
73 Quản lý sx trên máy tính
74 Công nghệ sản xuất hàng dệt kim
Tốt nghiệp
75 Khóa luận tốt nghiệp

6. Việc làm ngành Công nghệ may sau khi ra trường

Cơ hội việc làm trong ngành công nghệ may khá tốt, với nhiều công ty lớn và trung tâm sản xuất may mặc tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Các vị trí cần tuyển bao gồm Thiết kế, Sản xuất, Kinh doanh, Quản lý chất lượng và Dịch vụ khách hàng.

Ngoài ra, việc làm liên quan đến công nghệ may cũng có thể tìm thấy trong các lĩnh vực như Tư vấn, Quảng bá, Bán hàng và Kế toán.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây